Trang chủ » Cẩm Nang Du Lịch » Du lịch Hội An » Du lịch Hội An – Ăn gì? Chơi ở đâu? Hướng dẫn chi tiết nhé
du lịch hội an

Du lịch Hội An – Ăn gì? Chơi ở đâu? Hướng dẫn chi tiết nhé

Hội An là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam, mang đặc trưng văn hóa Nam Trung Bộ, từ lâu đã nổi tiếng bởi nét văn hóa phố cổ truyền thống, mộc mạc mang trong mình vẻ đẹp lôi cuốn du khách. Nổi tiếng với phố cổ Hội An, tọa lạc vị trí hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam. Nơi đây vào khoảng thời gian thế kỷ XVII, XVIII từng là thương cảng sầm uất nơi trao đổi hang hóa của thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây. Đến thế kỷ XIX trở nên suy thoái và tới nay với những kiến trúc cổ và các giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc du lịch Hội An trở thành một điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với du khách cả trong và ngoài nước .

Giao thông di chuyển du lịch Hội An

Vì nằm trên dải đất miền Trung nên giao thông di chuyển đến Hội An vô cùng thuận lợi. Ban có thể di chuyển bằng máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy,.. với khoảng thời gian ngắn ngủi bạn đã có thể nhanh chóng đặt chân tới vùng đất này.

Máy bay

Hội An không có sân bay và khi di chuyển bằng máy bay để tới Hội An gần nhất thì bạn sẽ hạ cánh tại ĐÀ Nắng. Từ sân bay Đà Nẵng ra Hội An mất khoảng 30km. Hiện nay các hang hang không đều khai thác đường bay tới Đà Nẵng như: jetstar, Vietnam Airlines, Vietjetaie,.. Vietjet và Jestar có khá nhiều chương trình khuyến mại với đường bay nội địa, nếu bạn săn được vé giá rẻ thì máy bay là phương tiện tuyệt vời nhất. Khi có dự định đi du lịch Hội An thì các bạn nên săn các đợt vé rẻ để tiết kiệm chi phí. Bạn sẽ mất 1 tiếng 30 phút để bay tới Đà Nẵng từ Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh.

Ôtô, tàu hỏa

Tàu hỏa: Bạn có thể mua vé tàu Bắc – Nam để tới Đà Nẵng, giá vé trong khoảng từ 300.000 vnđ – 1.200.000 vđ tùy thuộc vào hạng ghế và loại tàu bạn chọn. Tuy nhiên bạn sẽ mất từ 14-20 tiếng nếu di chuyển bằng phương tiện này. Đi từ hướng Hà Nội cũng có thể chọn điểm dừng tại ga Tam Kỳ (Quảng Nam), tại đây bắt xe đi Hội An. Nếu xuất phát từ hướng TP. HCM bạn có thể chọn chuyến xe ra miền Bắc hoặc Đà Nẵng, sẽ đi ngang và dừng tại Hội An.

Ô tô:Có khá nhiều nhà xe chạy tới Đà Nẵng, và hầu như các xe tuyến Bắc – Nam đều cho bạn lên xe đi tới Đà Nẵng nếu không phải dịp cao điểm. Bạn có thể mua vé của các hãng như Hoàng Long, HLink, Mai Linh… với giá từ 400.000-500.000 vnđ, thời gian di chuyển khoảng 18-20 tiếng

Khi tới Đà Nẵng rồi thì việc bạn bắt xe ra Hội An là rất thuận tiện. Bạn có thể đi taxi hoặc xe bus, xe khách đều rất thuận tiện. Xe bus ở Đà Nẵng tới Hội An 20 phút một chuyến. Xe khởi hành từ bến xe khách Đà Nẵng đến bến xe Khách Hội An (cách trung tâm phố cổ gần 1km), tuyến muộn nhất là khoảng 17h50 phút, những chuyến đi này thường vắng người đưa bạn đến phố Hội cũng sẽ là một trải nghiệm thú vị, giá vé 15.000 đồng/ người.

Ngoài ra, bạn có thể thuê xe máy tại Đà Nẵng, giá thuê từ 60.000 – 120.000 đồng một ngày. Có 2 cách đi như sau:

Thứ nhất, đi theo quốc lộ 1 về phía Nam khoảng 27km đến đường Vĩnh Điện rồi rẽ trái thêm 10km là đến Hội An.

Thứ hai, con đường này gần hơn, vắng hơn, đi từ Trung Tâm Đà Nẵng qua cầu sông Hàn, vào tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An, đến Hội An khoảng 30km.
Phương tiện đi lại ở Hội An

Ở Hội An có đầy đủ các dịch vụ giao thông như xe bus, taxi, xe ôm, xích lô, xe đạp, thuyền,.. Nhưng theo mình thì bạn nên trải nghiệm hình trình đạp xe đạp quanh phố cổ, thuê xe máy để tới các địa điểm khác và đi thuyền trên sông Hoài vào ban đêm. Giá thuê một chiếc xe đạp là 40.000VND/ngày. Giá thuê xe máy từ 120.000 – 150.000 VND/ngày. Giá thuyền khoảng 20.000-100.000  đồng tùy thuộc vào số lượng khách đi.

Thời điểm thích hợp nhất đi du lịch Hội An

 

du lịch hội anHội An vào khoảng thời gian từ tháng hai đến tháng năm và tháng 8 đến tháng 10 là lúc vẻ đẹp của Hội An trọn vẹn nhất. Khi đó trời không mưa phùn cũng không quá oi ả. Và khi lên lịch đi Hội An du khách hãy chọn chuyến đi của mình rơi vào khoảng thời gian rằm 14, 15 âm lịch, tới đây bạn sẽ được ngắm nhìn phố cổ tràn ngập ánh đèn lồng đỏ rực không gian phố cổ. Nhưng dù ngày nắng hay mưa, ban ngày hay đêm xuống phố cổ cũng đều mang một hơi thở rất riêng. Vào ngày mưa, vẻ trầm mặc của phố cổ như càng hiện rõ, không ồn ào, không náo nhiệt, phố cổ Hội An khẽ khép mình sau những lớp rêu phong. Khi đó, ngồi trong một góc nhỏ của quán cà phê nằm bên phố cổ, thưởng thức tách cà phê ấm áp ngắm nhìn phố cổ lặng nhẽ như thế cũng là một trải nghiệm vô cùng sâu sắc về mảnh đất này. Còn khi trời nắng, là lúc bạn thấy phố cổ như bừng tỉnh với mái ngói cũ kỹ và những bức tường vàng nhuốm màu thời gian cùng con đường nhỏ trải gạch miên man điểm sắc hoa rực rỡ vô cùng lãng mạn.

Bản đồ du lịch Hội An

 

bản đồ du lịch hội anẢnh: tourhoian.net

Lễ hội du lịch Hội An

Lễ vía bà Thiên Hậu

Lễ hội diễn ra vào ngày 23 tháng 3 âm lịch hằng năm, do cộng đồng người Hoa ở Hội An tổ chức tại hội quán Phúc Kiến và hội quán Ngũ Bang để tưởng nhớ bà Thiên Hậu. Bà là người có tài tiên đoán thời tiết thiên tai nên đã giúp cho người dân biết nguy hiểm mà tránh. Lễ hội tạo tình đoàn kết cho các cộng đồng sống tại Hội An.

Lễ vía bà Thu Bồn

Lễ hội này diễn ra hằng năm tại huyện Duy Xuyên nhằm tưởng nhớ bà Thu Bồn người có công gây dựng nghề nông-ngư nghiệp ở ven sông. Lễ hội diễn ra với hai phần lễ và hội, lễ có rước bà trên sông và hội là các trò chơi dân gian như: hát đối đáp, thi cờ người, làm bánh, thi dội nước, bắn nỏ,..

Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), lễ Vu Lan (rằm tháng 7) … tại Hội An diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia. Đặc biệt đêm đèn lồng rực rỡ cùng ánh đèn lung linh huyền ảo của đèn hoa đăng trôi trên sông tạo khung cảnh vô cùng thiêng liêng và huyền ảo.

Lễ Hội Cầu Bông

Hằng năm vào gày 25/7 (tức mùng 7 tháng Giêng), làng rau Trà Quế, xã Cẩm Hà, tổ chức lễ hội Cầu Bông, mong cho mưa thuận gió hòa. Từ sáng sớm, đoàn người đã tiến cống những mâm cỗ dâng tổ nghề về khu vực làm lễ giữa vườn rau rộng hơn 20 ha xanh ngắt và làm các nghi thức linh thiêng, thú vị.

Các điểm tham quan nổi bật khi du lịch Hội An

Chùa Cầu-Hội An

 

cầu chùa tour du lịch hội an

Chùa Cầu được xây dựng từ thế kỷ XVII, dài khoảng 18 mét, có mái che, nối liền đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú. Câu cầu như một biểu tượng của Hội An, không chỉ vậy hình ảnh cây cầu còn được in trên tờ bạc polime 20.000 vnđ. Ngoài ra Chùa Cầu còn có tên gọi khác như: Cầu Nhật Bản,  Lai Viễn Kiều… Đây là cây cầu được thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng. Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương, trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là ”Lai Viễn Kiều”. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Phần gian chính giữa thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp. Tới đây du khách không chỉ ngắm nhìn nét mộc mạc cổ kính của Hội An mà còn thấy vẻ đẹp lung linh của cây cầu khi màn đêm buông xuống.

Nhà cổ Phùng Hưng

 

nhà cổ phù hưng tour du lịch hội an

Nhà cổ Phùng Hưng là một những ngôi nhà cổ tiêu biểu nhất, đẹp nhất Hội An.  Ngôi nhà đã được xây dựng trên 100 năm và mang kiến trúc tổng hợp của ba trường phái kiến trúc: Việt Nam, Nhật Bản và Tàu.

Nhà cổ Tấn Ký

 

nhà cổ tân kỳ tour du lịch hội an

Nhà cổ Tấn Ký là ngôi nhà cổ được xây dựng từ hơn 200 năm trước đây, tại địa chỉ số 101 Nguyễn Thái Học, trung tâm thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nhà cổ Tấn Ký có kiến trúc hình ống đặc trưng của loại nhà phố ở Hội An. Đây cũng là ngôi nhà cổ đầu tiên được Bộ Văn hoá – Thông tin cấp bằng công nhận “Công trình Văn hóa” cùng hai di tích khác tại Hội An từ năm 1985.

Trải qua hơn 200 năm, ngôi nhà vẫn giữ được nguyên vẹn kết cấu và kiến trúc như ngày đầu mới xây dựng. Đây là điểm dừng chân thú vị trên hành trình khám phá nét cổ kính của Hội An xưa và cũng là địa điểm bối cảnh cho nhiều bộ phim ra đời.

Ngoài ra còn có nhà cổ Phùng Hưng, địa chỉ số 48 Trần Phú – Hội An, nằm cạnh hội quán Phúc Kiến.

Khu phố ẩm thực đêm

phố ẩm thực du lịch hội an

Khi màn đêm buông xuống Hội An dường như tĩnh lặng hơn với ánh sáng leo lắt từ những chiếc đèn lồng, những ngọn đèn hoa đăng hững hờ trôi trên sông Hòa, bên cạnh dòng sông Hòa những gánh hàng rong bên vài bộ bàn ghế đơn giản. Ngồi đây hóng gió mát, nhìn Hội An trong đêm và thưởng thức các món đặc sản như cao lầu, cơm gà, mì quảng… với giá cả phải chăng là một trải nghiệm khá thú vị.

Tồn tại song hành cùng Hội An qua mấy trăm năm là các làng nghề mà Hội An đã gìn giữ cho tới tận ngày nay.

Làng mộc Kim Bồng

Chỉ cần 20 phút đi đò từ phố cổ Hội An qua Cẩm Kim là bạn có thể ghé thăm làng mộc nổi tiếng Kim Bồng. Ngôi làng được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 15, tính tới nay cól ịch sử lên tới 600 năm. Bước chân lên vùng đất này là bạn có thể nghe âm thanh đục đẽo, khoan cắt vang lên từ hai bờ Đông Tây. Kim Bồng Đông đóng tàu thuyền, Kim Bồng Tây chạm khắc gỗ để cho ra những sản phẩm còn tồn tại qua nhiều thập kỷ, mà trong đó khu phố cổ Hội An là một trong những minh chứng của một thời kỳ hưng thịnh cũng như sự tài hoa tài tình của những người thợ làng mộc Kinh Bồng. Không chỉ vậy Kim Bồng còn nổi tiếng với các tác phẩm mộc tinh xảo về con thuyền, ngôi nhà. Khi làng nghề thịnh vượng họ xây dựng lăng tẩm, đền thờ miếu mạo dọc khắp các tỉnh miền Trung. Hiện nay du khách tới đây có thể được ngắm nhìn các tác phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo và lựa chọn một sản phẩm ưng ý để đem về.

Làng lụa Duy Xuyên

Ngôi làng làm lụa được tái hiện tại số 28 đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Hội An (Quảng Nam). Đây là một hình ảnh thu nhỏ của một thương cảng 300 năm về trước, một phần của con đường tơ lục Việt Nam trên biển. Nguyên liệu dệt lụa là cây dâu Đa của người Chăm Pa cổ tìm từ vùng núi cao của Quảng Nam về trồng trong vườn của làng để làm thức ăn cho tằm vàng nhả kén. Hiện nay tại làng lụa có khoảng 10 nghệ nhân vừa dệt vải, vừa giới thiệu với du khách về cách làm lụa. Bên cạnh đó là khu nhà truyền thống trưng bày 100 bộ trang phục của 54 dân tộc Việt Nam. Nơi đây còn tạo khu lưu trú cho du khách nghỉ qua đêm để được tận mắt xem tằm ăn lá dâu, làm kén, nhả tơ…

Hội quán Phúc Kiến

Được xây dựng vào năm 1697 . Hội quán thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái. Đến tham quan nơi đây, du khách sẽ chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo tráng lệ, được chạm trổ rất tinh xảo. Hội quán Phúc Kiến có kiến trúc kiểu chữ “Tam” theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà Đông và Tây – chính diện – sân sau – và hậu điện. Chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, 3 bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi và nhiều hiện vật có giá trị khác. Hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.

Hội quán Triều Châu

Tọa lạc ở 157 đường Nguyễn Duy Hiệu Hội Quán Triều Châu. Nơi đây, thờ các vị thần đi biển chế ngự sóng gió, người dân coi nơi đây là một địa điểm tâm linh cầu mong việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm, xuôi gió. Hội quán là một công trình kiến trúc cầu kỳ với bộ khung gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng các họa tiết, trang trí bằng gỗ theo các truyền thuyết dân gian. Ngoài ra Hội Quán Triều Châu còn có một số tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ trên các bờ nóc, bờ chảy,… rất đẹp và sắc sảo, thể hiện sự khéo léo tài hoa của những người nghệ nhân ngày xưa. Hàng năm vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch, hội quán tổ chức lễ cúng Nguyên Tiêu và giỗ tổ tiền hiền rất linh đình với sự tham gia của đông đảo người gốc Triều Châu ở hội an

Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn thuộc địa bàn phường Thanh Hà, thành phố Hội An, cách khu phố cổ khoảng 2 km về hướng tây. Làng hình thành khoảng cuối thế kỷ 15, sau đó phát triển mạnh cùng cảng thị Hội An với các sản phẩm chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như chum, vại, bình… Gốm Thanh Hà có nguồn gốc từ Thanh Hóa, nhưng khi về Hội An được lấy từ đất sét nâu dọc sông thu Bồn có độ dẻo và kết dính cao tạo nên các tác phẩm vô cùng tinh xảo.
Ngày nay làng nghề không còn hung thịnh như trước nhưng khi tới đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm đất nung độc đáo tại Công viên – Bảo tàng đất nung Thanh Hà. Đó là các sản phẩm gốm thu nhỏ mô phỏng các kỳ quan thế giới và nhiều danh thắng nổi tiếng của Việt Nam.

Làng rau Trà Quế

Nằm cách trung tâm Hội An khoảng 3 km về hướng Tây bắc và cách TP Đà Nẵng khoảng 20 km về phía Nam, làng rau Trà Quế hiện có 220 hộ gia đình làm nghề nông nghiệp, trong đó có 130 hộ chuyên trồng rau luân canh, xen canh trên diện tích 40 héc ta. Từ xưa đến nay, làng rau Trà Quế nổi tiếng vì có trên 20 chủng loại rau ăn lá và rau gia vị, đặc biệt là có nhiều loại rau không nơi nào thơm ngon bằng như húng, é, tía tô… Khi trộn lẫn các loại rau vào nhau sẽ hội đủ 5 vị cay, chua, ngọt, đắng, chát. Du khách tới đây sẽ thấy mùi thơm thoang thoảng của các loại rau hòa quyện trong không khí, ngắm nhìn những ngọn rau xanh mơn mởn và có thể tự tay trồng rau cùng nông dân cũng là một trải nghiệm thú vị.

Làng đúc đồng Phước Kiều

Làng đúc đồng Phước Kiều là một trong số những làng nghề truyền thống nổi tiếng đất Quảng Nam.Tọa lạc dọc theo quốc lộ 1A, thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Từ phố cổ Hội An đi khoảng 30 phút ra quốc lộ 1A là tới làng nghề.

Làng nghề được hình thành từ thế kỷ thứ 16 tính tới nay đã gần 500 năm trải qua bao biến động thăng trầm làng nghề vẫn được duy trì và phát triển.  Đi dọc quốc lộ 1A bạn sẽ thấy hai bên trưng bày rất nhiều sản phẩm tinh xảo và đa dạng về chủng loại, kiểu dáng. Để có những sản phẩm như vậy nghệ nhân của làng nghề có bí quyết pha trộn kim loại và cách nung riêng.

Bảo tàng lịch sử văn hóa

Địa chỉ: thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Được thành lập vào năm 1989, bảo tàng trưng bày 212 hiên vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ… phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị – thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hòa Sa Huỳnh (từ thế kỷ thứ 2 công nguyên) đến thời kỳ văn hoá Chăm (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15) và văn hóa Đại Việt (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19). Đến thăm bảo tàng lịch sử văn hóa Hội An là dịp du khách có được cái nhìn tổng quát về tiến trình lịch sử cũng như bề dày văn hóa của đô thị Hội An cổ.

Bảo tàng gốm sứ mậu dịch

Địa chỉ: 80 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Được xây dựng vào năm 1995, bảo tàng lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XVIII. Hầu hết các hiện vật là gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc từ Cận Trung Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam… là minh chứng quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển vào các thế kỷ trước, đồng thời cũng cho thấy quan hệ giao lưu văn hoá- kinh tế quốc tế đã từng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hội An.

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh

Địa chỉ: 149 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Bảo tàng là nơi cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn hoá Sa Huỳnh – chủ nhân cảng thị Hội An sơ khai từng có quan hệ giao lưu Trung Hoa, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Tại đây trưng bày 216 hiện vật văn hoá Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm được phát hiện qua các đợt khảo sát, khai quật khảo cổ học tại các địa điểm: Hậu Xá, Thanh Chiêm, An Bàng, Xuân Lâm… từ năm 1989 đến năm 1994. Các hiện vật tại bảo tàng được đánh giá là bộ sưu tập độc đáo nhất của Việt Nam hiện nay về văn hoá Sa Huỳnh.

Bãi biển An Bàng

 

biển an bàng du lịch hội an

Bãi biển An Bàng là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam, là bãi biển lọt vào top 50 bãi biển đẹp nhất thế giới của trang “CNN Go”. Nằm cách Hội An khoảng 5 km, cách bãi biển Cửa Đại 1km, dù vậy không nhiều người biết đến sự tồn tại của bãi biển này, vì thế nên nơi đây vô cùng tĩnh lặng và hoang sơ. Để cảm nhận được hết vẻ đẹp của bãi biển này bạn nên tới vào sáng sớm, đạp xe từ Hội An ra và thưởng thức những vạt nắng đầu tiên trên biển. Sau khi lướt nhẹ xe men theo con đường rợp bóng dừa từ Hội An là bạn có thể men ra tới An Bàng. Hiện ra trước mắt bạn là những dải hoa muống biển bò lan trên mặt cát bung nở trong ánh bình minh. Một bờ cát trải dài 4km, với sự vắng vẻ và tĩnh lặng, chỉ có sự xuất hiện của người dân có thói quen tắm biển vào sáng sớm. Khi đến đây bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, với một bãi biển còn vẻ hoang sơ cuốn hút sẽ là một nơi rất đáng để bạn khám phá và trải nghiệm.

Thánh địa Mỹ Sơn

mỹ sơn du lịch hội an

Hội An, cách Mỹ Sơn khoảng 50km. Từ Hội An chạy theo cung Hùng Vương – Nguyễn Du – cầu Câu Lâu cũ – QL1A – ngã 4 Hương An – TL610. Nếu bạn di chuyển bằng xe máy dọc đường đi bạn có thể ghé qua các địa điểm như: Nhà thờ Trà Kiệu, Đức Mẹ Trà Kiệu, Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh – Chămpa… Giá vé tham quan thánh địa Mỹ Sơn là 60k/khách Việt Nam và 100k/khách nước ngoài. Nơi đây được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1999. Xung quanh thánh địa là đồi núi, Mỹ Sơn được xây dựng từ những năm 700 bởi vua Sambhuvarman. Nơi đây là thánh địa Ấn Độ gióa của vương quốc Chăm Pa, là nơi vua lên ngôi sẽ được tới đây làm lễ thánh tẩy và dâng cũng lễ. Toàn bộ các đền tháp tại Mỹ Sơn đều được làm bằng gạch nung hoặc đá sa thạch xếp khít vào nhau mà không cần dùng bất kì chất kết dính nào.

Rừng dừa Bảy Mẫu

Có tên rừng dừa Bảy Mẫu bởi diện tích dừa ở nơi đây trước kia khoảng 7 mẫu, và hiện nay số lượng đang được tang lên. Nằm tại thôn 2, xã Cẩm Thanh, Hội An với đặc trưng là hệ sinh thái ngập mặn do vậy nơi đây có số lượng động thực vật nước lợ phong phú. Tới đây du khách ngồi trên những chiếc thuyền nhỏ trôi nhẹ trên mặt nước hai bên ngợp bóng dừa sẽ quên đi mọi áp lực mệt mỏi của cuộc sống thường nhật.

Ngoài những trải nghiệm tại các điểm du lịch trên bạn cũng có thể có các trải nghiệm đơn giản khác tại Hội An như ngắm nhìn những ngôi nhà cổ, những phố đèn lồng đủ màu về đêm. Đẹp nhất vẫn là khúc dọc bờ sông Hoài, nơi những vệt màu lấp lánh trên mặt nước. Hội An còn đẹp hơn nữa khi không còn du khách và những hàng quán, khi ấy phố cổ mới thật sự trở về với dáng hình xưa cũ, trầm mặc nhất. Một trải nghiệm thú vị khác mà rất nhiều khách du lịch Hội An thích là thả hoa đăng trên sông Hoài. Khi bạn thả những chiếc đèn hoa đăng xuống nước sẽ mang theo hy vọng những chiếc đèn sẽ mang lại may mắn cho gia đình và người thân. Và không thể thiếu là thưởng thức các món ăn đặc trung tại vùng đất này

Ẩm thực du lịch Hội An

Cao Lầu

cao lầu du lịch hội an

Cao Lầu là món ăn đặc sản mà bất cứ ai khi tới Hội An cũng nên thử. Món ăn này như một món ăn tiêu biểu góp phần tạo nên cái hồn trong nền ẩm thực phố cổ. Món ăn này được xuất hiện ở Hội An từ thế kỷ thứ XVII với nguồn gốc tên gọi rất thú vị. Xưa kia khi thương nhân tới Hội An buôn bán họ phải ăn món này ở trên “lầu cao” để vừa ăn, vừa trông coi hàng nên từ đấy cái tên Cao Lầu hình thành. Cao lầu có sợi mì có màu vàng ươm, do được trộn với tro củi tràm, được lấy từ mảnh đất cù lao Chàm.  Cao lầu được dùng với tôm, thịt heo và các loại rau sống, cao lầu được ăn với rất ít nước dùng.  Một bát cao lầu đủ vị ngon có cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ vị chua, cay, chát, ngọt của rau sống, hương thơm của mắm, bột thơm, nước tương, nước thịt… và miếng tóp mỡ giòn tan trong miệng. Bạn có thể tìm ăn ở quán Bà Bé nằm trong khu chợ ngay đầu đường Trần Phú, quán chú Toản đầu ngõ 69 Phan Châu Trinh, hay quán Hát ở ngã tư Trần Phú giao với Hoàng Diệu hay các nhà hàng cho khách nước ngoài ở dọc phố Bạch Đằng.

Mì Quảng

mỳ quảng du lịch hội an

Mì Quảng là món nổi danh của vùng đất Quảng Nam. Những cọng mì dày, cứng và to thô là nét đặc trưng của tô mì. Mì Quảng không có công thức 100%  mà rất đa dạng với nhiều món biến tấu như: mì Quảng sườn non, mì Quảng cá lóc, mì Quảng lươn, mì Quảng chả cua… nhưng “truyền thống” nhất là mì Quảng tôm, gà, trứng, thịt. Đặc biệt, thành phần không thể thiếu của mì Quảng là đậu phộng rang và bánh tráng mè nướng giòn. Để ăn Mì Quảng thực khách trộn đều tất cả nguyên liệu vào một tô, bên cạnh là tô nước lèo được ninh từ xương heo ngon cùng phần tôm giã lấy nước, thêm hạt điều tạo nên chất nước sánh và lên màu đẹp mắt. Mì Quảng ăn kèm với rau sống như cải, xà lách tươi, húng quế, giá đỗ, rau răm, ngò rí, bắp chuối sắt mỏng… tất cả trộn lẫn tạo nên mùi vị đậm đà khó quên.

Bánh mì

 

bánh mỳ du lịch hội an

David Farley – phóng viên đài BBC chuyên viết về du lịch và ẩm thực đã nhận xét “bánh mì ở Việt Nam kì diệu nhất thế giới” và David Farley có tự hỏi “Có phải bánh mì Việt Nam là bánh kẹp ngon nhất thế giới?” sau khi ăn tổng cộng 15 ổ bánh mì ở nhiều tiệm khác nhau trên khắp Việt Nam trong đó có bánh mì Hội An. Ở Hội An có các tiệm bánh mì nổi tiếng, đó là bánh mì Phượng (Phan Châu Trinh), bánh mỳ Madam Khanh (Trần Cao Vân) và bánh mì bà Lành (Cửa Đại). Bánh mỳ Hội An không khác biệt với bánh mì ở nhiều nơi, với nguyên liệu chính là thịt lợn thái lát, pate, dưa leo, rau thơm và loại nước sốt thịt đặc trưng vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Lớp vỏ bánh giòn rụn, nhân bánh béo bùi, ngậy nhưng không ngấy khiến ai cũng yêu thích. Giá 1 chiếc bánh mì rơi vào khoảng 20-30k.

Bánh Hoa Hồng Trắng

Địa chỉ: 533 Hai Bà Trưng

Loại bánh hấp dẫn này có tên là bánh bao, bánh vạc được để chung trong một đĩa, trông rất giống hoa hồng trắng vì đó mà người ta đặt tên bánh như vậy. Nguyên liệu làm bánh gồm gạo tẻ, tôm tươi xay nhuyễn trộn với muối, tiêu, hành và các loại gia vị khác. Trong khi đó, thành phần của bánh vạc còn có thêm nấm mèo, giá, hành lá, thịt heo…  được trình bày kèm tỏi phi và nước nắm ngọt. Khi ăn vị bánh rất thanh, đơn giản nhưng vô cùng ngon miệng.

Hoành Thánh

Hoành thánh có ba dạng là súp, chiên và mì. Nguyên liệu chính gồm bột mì, trứng gà và tôm. Bột sau khi đánh cùng trứng và ủ lên men được cán mỏng, cắt thành từng ô nhỏ làm vỏ bánh. Phần nhân gồm tôm ướp gia vị giã nhuyễn. Hoành thánh được chan một chút nước dùng thơm mùi dứa, cà chua và nấm rơm. Bạn sẽ được phục vụ kèm một đĩa rau cải xanh non. Đây chính là sự kết hợp đầy ăn ý của món ăn.

Ngoài ra Hội An còn được yêu thích bởi nơi đây có rất nhiều quán ăn vỉa hè, tạo cho Hội An một hình ảnh cổ kính, xưa cũ. Thời gian thú vị nhất để bạn thưởng thức các món ăn vỉa hè là vào tầm chiều tối. Dọc các tuyến phố lớn như Trần Phú, Nguyễn Thái Học là cả một thiên đường ẩm thực đa dạng bao gồm những món vừa ngon, vừa rẻ như: thịt nướng cuốn bánh tráng, chả chiên, bánh bèo, bánh da heo, chè đậu ván, tào phớ, chè… với giá chỉ từ 2.000 – 10.000 đồng.

Video du lịch Hội An

Nghỉ ngơi khi du lịch Hội An

Mùa mưa là mùa thấp điểm của du lịch Hội An, do đó, các điểm lưu trú như nhà nghỉ, khách sạn, homestay đều có giá “mềm” hơn nhiều để thu hút du khách. Đặt phòng trước trên các trang mạng cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm ở Hội An, đồng thời có nhiều lựa chọn và ưu đãi. Bạn có thể đặt qua Agoda.vn. Không mất nhiều thời gian bạn có thể dễ dàng tìm được phòng homestay, khách sạn khoảng 200.000 – 400.000 đồng/đêm. Nếu đi hai người, bạn còn có thể kiếm phòng khách sạn ngay gần trung tâm phố cổ chỉ với 270.000 đồng/đêm trở lên.

Khách sạn 1 sao

Khách sạn Thiện Trung
Địa chỉ: 129 Trần Hưng Đạo, Hội An
Điện thoại: 0510.3861720
Fax: 0510.3863799
Khách sạn Thanh Xuân
Địa chỉ: 30 Bà Triệu, Hội An
Điện thoại: 0510.3916696
sales@longlifehotels.com

Khách sạn Thanh Bình II
Địa chỉ: Đường Nhị Trưng, Hội An
Điện thoại: 0510.3863715
vothihong@dng.vnn.vn
thanhbinhhotel.com.vn/tb/home
Khách sạn Hoàng Trinh
Địa chỉ: 45 Lê Quý  Đôn, Hội An
Điện thoại: 0510.3916579
kshoangtrinhhoian@yahoo.com
http://hoangtrinhhotel.com

 

Khách sạn 2 sao

Khách sạn Vĩnh Khánh

Địa chỉ: 37 Hùng Vương, Tam Kỳ

Điện thoại: 0510.3845588

vinhkhanhhotel@vnn.vn

www.vinhkhanh-hotel.com

 

Khách sạn Thanh Bình III

Địa chỉ: 98 Bà Triệu, Hội An

Điện thoại: 0510.3916777

vothihong@dng.vnn.vn

www.thanhbinhhotel.com

 

Khách sạn Cát Biển

Địa chỉ: 15 Cửa Đại, Hội An

Điện thoại: 0510.3927999

seaandsandhotel@vnn.vn

www.seaandsandhotel.com

 

Khách sạn Hà An

Địa chỉ: 06 Phan Bội Châu, Hội An

Điện thoại: 0510.3863126

reservation@haanhotel.com

wwww.haanhotel.com

Khách sạn 3 sao

Khách sạn Aurora Riverside: 242 Cửa Đại – Hội An. SĐT: (0510) 3924111 có giá: 630k/phòng. Khách sạn 3 sao này nằm ở trung tâm phố cổ Hội An. Với tất cả là 64 phòng sang trọng, lịch sự sạch sẽ, có đầy đủ tiện nghi, có bể bơi ngoài trời, spa, quán cafe, quầy bar, nhà hàng.v.v.

Nam Ngãi Guest House.

Địa chỉ: 626 Hai Bà Trưng, Hội An.

Liên hệ 0909.080836-0510.3861166

Khách sạn Nhà Cổ

Địa chỉ: 377 Cửa Đại, Hội An

Điện thoại: 0510.3923377

hoangthinhha@dng.vnn.vn

www.ancienthouseresort.com

Phố Hội Riverside Resort

Địa chỉ: Cẩm Nam, Hội An

Điện thoại: 0510.3862628

phohoiht@dng.vnn.vn

www.phohoiresort.com
Khách sạn Golf  Hội An

Địa chỉ:  187 Lý Thường Kiệt, Hội An

Điện thoại: 0510.3861171

golfhoian@vinagolf.vn

www.vinagolf.vn

Khách sạn 4 sao

Giá dao động từ 600-1400k/phòng:
Khách san Hội An Riverside Resort & Spa

Địa chỉ: 175 Cửa Đại – Hội An.

SĐT: (0510) 3864800 có giá: 1.415k/phòng.

Hội An Riverside Resort & Spa có tất cả là 63 phòng nghỉ, có bể bơi ngoài trời, spa, vườn, quầy bar, và nhà hàng.v.v.

Khách sạn Hội An

Địa chỉ: 10 Trần Hưng Đạo, Hội An

Điệnthoại: 0510.3861445

info@hoianhotel.com.vn

www.hoianhotel.com.vn

Khách sạn Victoria

Địa chỉ: Biển Cửa Đại, Hội An

Điện thoại: 0510.3927040

resa.hoian@victoriahotels-asia.com

www.victoriahotels-asia.com

Khách sạn Anantara Hội An

Địa chỉ: 01 Phạm Hồng Thái St, Hội An

Điện thoại: 0510 3914555

hoian@anantara.com

www.hoi-an.anantara.com

Khách sạn 5 sao

Palm Garden Resort

Địa chỉ: Lạc Long Quân, Hội An

Điện thoại: 0510.3927927

Email: info@pgr.com.vn

www.palmgardenresort.com.vn

Sunrise Hội An

Địa chỉ: Biển Cửa Đại, Hội An

Điện thoại: 0510.3937777

www.sunrisehoian.vn

Khách sạnRoyal Hoi An

Add: 39 Đào Duy Từ, Hội An

Tel: (+84) 510 3950 777

reservation@hotelroyalhoian.com

www.hotelroyalhoian.com

Homestay

Homestay rất phổ biến ở Hội An. Bạn có thể liên hệ nhà chị Châu ở số 09 Nguyễn Phuc Nguyên, đối diện khu nghỉ mát Vĩnh Hưng, gần khu chợ đêm. Gia đình có 05 phòng khép kín ở vị trí thuận lợi, tiện nghi đầy đủ như máy điều hoà, nước nóng lạnh, Tivi, còn có Wifi. Điện thoại chị Châu: 0510 3863381 hoặc Di động: 0932533977.

Nhà khách Thành phố số 01 Nguyễn Huệ, gần khu phố cổ, chợ, quán ăn,..

SĐT: 05103910828.

Tour du lịch Hội An nổi bật

Ngày 0 : Bắt xe giường nằm đi Hội An từ Hà Nội hoặc Sài Gòn.Thời gian di chuyển mất khoảng 1 ngày. Hoặc ai đang đi du lịch Đà Nẵng thì có thể kết hợp tham quan ở Hội An nữa vì đường ra Hội An rất thuận tiện. Sau đó nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.

tour du lịch hội an
Ngày 1

6:00: ăn sáng, thuê xe đạp – Đạp xe tham quan các di tích tại Hội An : Nhà cổ, chùa Cầu, hội quán, bảo tàng,…

12:00: ăn trưa
13:00 đi tham quan làng gốm, làng rau, làng mộc tùy vào sở thích của bạn.

17:00: ăn tối như cao lầu, bánh vạc, bánh xèo,.. bên bờ sông.

19:00: bạn nên chọn vào đên 14, 15 âm lịch tới đây khi đó sẽ được ngắm nhìn Hội An không điện chỉ với ánh đèn lồng và tham gia thả đèn hoa đăng.

tour du lịch hội an 2
Ngày 2

6:00: Ăn sáng và đạp x era biển An Bàng đón bình minh

12:00: ăn uống tại biển, thưởng thức hải sản

13:00: bắt xe hoặc thuê xe áy ra khu di tích Mỹ Sơn

17:00: di chuyển về nhà hoặc Đà Nẵng

Ngoài ra bạn còn có các tour kết hợp như Đà Nẵng-Hội An-Cù Lao Chàm, hay Đà Nẵng-Hội An..

Kinh nghiệm du lịch Hội An

Tới Hội An thì chắc chắn bạn phải tham quan nhà cổ để tìm hiểu về cuộc sống và văn hóa người Hội An, những địa điểm bạn không nên bỏ xót những công trình đặc trưng như: Hội quán Quảng Đông, Phúc Kiến, nhà cổ Tấn Ký, Phùng Hưng, Quân Thắng, chùa Cầu, chùa Ông, nhà thờ tộc Trần, bảo tàng Sa Huỳnh…. Tuy nhiên để tham quan các địa điểm này cần phải mua vé, có hai loại vé 80.000 đồng được tham quan 3 điểm và 120.000 đồng được tham quan 5 điểm. Bạn hãy mua vé ở quầy phục vụ của Văn phòng Hướng dẫn tham quan Hội An ( số ĐT: 0510.3862715).

Tại Hội An có các cửa hang may đồ lấy luôn bạn có thể may một bộ đồ tại đây nếu thích, khá tiện lợi và nhanh gọn với kiểu dáng và chất liệu rất tốt. Tuy nhiên giá cả hơi mắc. Ngoài quần áo thì đóng giày dép ở Hội An cũng tương tự như vậy.

Hội An có rất nhiều đồ lưu niệm cho bạn mua về nhưng  bạn cũng nên thương lượng trước và mặc cả để không bị mua đắt.

Đồ hàng dong ở vỉa hè khá ngon và rẻ, cũng rất đảm bảo nên bạn tha hồ thưởng thức nhé.

Hội An đẹp nhất vào đêm 14 và 15 âm lịch, ngày lễ Vu Lan,.. nên bạn hãy chọn dịp này để ghé Hội An và ngắm nhìn Hội An lung linh ánh đèn lồng.

Đi vào các dịp nghỉ lễ bạn nên đặt phòng trước để được phòng tốt.

Nếu bạn đi theo nhóm (8 người trở lên) thì nhóm của bạn sẽ được Văn phòng bán vé cung cấp một Hướng dẫn viên miễn phí trong vòng 2 giờ.

Khi tới những khi di sản, di tích bạn nên ăn mặc đứng đắn và tỏ ra nghiêm túc, không nên đi đứng, nói cười tùy tiện.

Luôn tỏ ra sạch sẽ lịch sự, không vứt rác bừa bãi.

Bạn không nên tặng quà cho trẻ em vì như thế bạn đã vô tình tạo những thói quen xấu cho các em.

Nếu bạn mua mở hàng cho một cửa hiệu nào đó, bạn nên mua một thứ gì đó, dù nhỏ để tạo niềm tin cho người bán hàng rằng sẽ mua may bán đắt trong ngày.

Bạn nên đi dạo Hội An vào ban đêm và sáng sớm sẽ thấy nơi đây rất yên bình và thanh tịnh cổ kính.

Trên đây là những kinh nghiệm về Du lịch Hội An kinhnghiem.dulichcanhdieu.com.vn đã tổng hợp. Mong bạn sẽ có chuyến đi Hội An vui vẻ và nhiều kỷ niệm tuyệt với nhất!

 

 

5/5 - (1 vote)

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *