Trang chủ » Cẩm Nang Du Lịch » Du Lịch Bình Định » Top 12 đặc sản Bình Định làm du khách  “ Yêu thêm lần nữa”

Top 12 đặc sản Bình Định làm du khách  “ Yêu thêm lần nữa”

Top 12 đặc sản Bình Định – Bình Định được biết đến là mảnh đât võ anh hùng với bao những nét văn hóa riêng biệt. Nơi đây cũng chính là nơi được thiên nhiên ban tặng với những vẻ đẹp thiên nhiên, với những điểm đến hấp dẫn và những món ăn tươi ngon đến lạ.

Top 12 đặc sản Bình Định làm du khách  “ Yêu thêm lần nữa”

Bình Định qua con mắt của các nhà thơ đó chính là một nơi với vô số khối những món “ đặc sản” làm mê mẩn du khách. Ngắm Eo Gió, chiêm ngưỡng bức tranh 3D trên Ghềnh Đá Đĩa chưa đủ, cũng phải kiếm lấy vài món ăn bỏ bụng của xứ biển nơi đây chứ. “ Đặc sản Bình Định” có vô số, nhưng giới thiệu với du khách 12  món ăn lạ lạ, khác biệt và hấp dẫn nơi đây.

Cua Huỳnh Đế!

đặc sản Bình Định

Xứ sở của nguồn hải sản  phong phú làm sao có thể bỏ qua được những món hải sản phong phú trong đó có một loài cua khác lạ so với các loài cua khác. Nhìn vẻ bề ngoài, du khách sẽ dễ nhầm lẫn đó chính là mai cua giống chút gì đó của mai rùa nhưng có màu đỏ và rất cứng, nhưng cua Huỳnh Đế có một chút đặc biệt đó chính là li ti gai nhọn xuôi theo chân và que càng ngày càng to.

Cua Huỳnh Đế được gọi là món ăn sang trọng dành cho hoàng cung từ thời xa xưa, món ăn này được chế biến thành nhiều món ăn đơn giản khác nhau, cua hấp, cua rang me hay cua rang muối. Tất cả những món ăn đều có một vị đặc sắc riêng.

Du khách cũng có thể thưởng thức món cháo cua Huỳnh Đế vào buổi sáng, hay vào đêm muộn ngồi se se lạnh cùng bạn bè.

Bánh xèo Mỹ Cang!

đặc sản Bình Định

Trên khắp mọi miền của đất nước ta ở đâu cũng có một món bánh làm món ăn vặt nổi tiếng không chỉ đối với giới trẻ mà còn đối với rất nhiều tầng lớp khác. Nhưng có một món bánh xèo lạ lắm, độc lắm chỉ có ở mảnh đất Bình Định  đó là bánh xèo tôm nhảy.

Nguyên liệu để làm món ăn này rất đơn giản đó chính là bột gạo và tôm tươi. Cái nét riêng biệt đó là khi chế biến bánh xèo, tôm được lấy về còn tươi và giãy đành đạch cho đến lúc chế biến vẫn còn tươi. Du khách sẽ có cảm giác tôm đang nằm trên chiếc bánh. Thưởng thức với bánh xèo đó chính là rau sống và nước mắm chấm tươi ngon cùng với chanh ớt.

Bánh ướt Hoài Nhơn!

đặc sản Bình Định

Nguyên liệu dành cho món ăn này vô cùng giản dị được chế biến từ bột xay, được tráng trên lò, thay vì phơi khô thì người thợ để ra thành món bánh để du khách thưởng thức, thêm chút hành hoa phía trên, được gọi là bánh ướt.

Chế biến thì đơn giản, nhưng thưởng thức món ăn này lại khá cầu kỳ, có nhiều cách để du khách có thể lựa chọn. Cách đơn giản là du khách có thể cắt bánh thành từng khúc sau đó chấm với nước chấm chua ngọt, cách hai đó là du khách có thể thưởng thức món ăn này với thịt nướng, rau sống hay  trang trí giá  luộc, rau phía trên.

Bánh hỏi Bình Định!

đặc sản Bình Định

Món bánh hỏi cũng được chế biến rất giản dị lấy nguyên liệu từ bột gạo, bột gạo tẻ ngon hoặc gạo thơm. Bột sẽ được nhồi vào và cho vào khuôn bánh hỏi, sau đó hấp cách thủy trong 3 phút sau đó được vớt ra để nguội.

Bánh hỏi được ăn cùng với thịt heo luộc hoặc thịt heo quay. Điểm thêm đó chính là lòng heo, lòng heo được lựa chọn kỹ lưỡng sau đó luộc và cắt ra thành đĩa.

Điểm thêm một chút rau thơm với bát nước chấm cay cay, một đĩa rau sống tươi ngon là đủ vị.

Bánh tráng nước dừa!

đặc sản Bình Định

Bánh tráng mang một điều gì đó đặc trưng của Bình Định nơi đây đó chính là mang một chút gì đó mùi vị khô khô, nóng nóng nhưng lại rất dẻo dai, y như hiện lên bóng hình của người con Bình Định trong món ăn này.

Nguyên liệu để làm nên món bánh này đó là sự hòa quyện của rất nhiều nguyên liệu khác nhau, gồm bột gạo, bột mỳ, hành, tỏi, tiêu, ớt, nước cốt dừa và cơm dừa.  Chế biến món ăn này khá nhiều công đoạn, nghiền nhỏ cơm dừa, sau đó nghiền tất cả các nguyên liệu khác rồi cho vào nồi bột sau đó thêm chút nước dừa, khuấy đều, rồi cho vào tráng bánh sau đó mang ra phơi nắng.

Phơi một buổi sáng, buổi chiều thu bánh  lại và được gói vào. Bánh tráng ăn luôn chứ không dùng kèm với bất cứ thứ gì khác.

Bún chả cá Quy Nhơn!

đặc sản Bình Định

Bún chả cá du khách có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trên dải đất hình chữ S của Việt Nam nhưng mỗi nơi, mỗi vùng miền lại có điểm khác nhau. Đến với Bình Định, du khách sẽ được thưởng thức món bún chả cá, nhưng không phải chả cá thông thường mà chả cá làm từ thịt cá thu, rất ngọt và thơm.

Những miếng thịt chả cá, có hình thù tròn và dai dai một chút, cùng với nước lèo được nấu từ xương và đầu cá thu, trong veo, ngọt tự nhiên. Du khách có thể thưởng thức món ăn này bất cứ khi nào trong ngày cùng với rau sống tươi ngon.

Bún tôm Châu Trúc!

đặc sản Bình Định

Có một món ăn rất đặc biệt gắn liền với một ngôi làng quay mặt ra bờ đầm nước ngọt Trà Ổ, đó chính là bún tôm Châu Trúc.

Chế biến món bún này đều tất cả từ đôi bàn tay của người dân nơi đây. Gạo được ngâm vào nước rồi mang đi say, sau đó đưa bột vào cối giã nhuyễn rồi ép bún thành sợi, bún chạy thẳng vào nồi nước luộc, sau đó vớt ra coi như xong phần bún.

Tôm là nguyên liệu được lấy từ đầm Trà Ổ còn sống và tươi nguyên, giãy đành đạch bỏ vào cối giã nhuyễn cùng với chút muối và chút ớt.

Khi thưởng thức, thêm chút hành hoa, vẩy chút muối tiêu , tô bún nghi ngút khói cùng với miếng bánh tráng thơm lừng, cay cay sẽ làm cho cái vị ngon lan tỏa.

Gà hấp cát!

đặc sản Bình Định

Gà luộc, gà hầm, gà quay, gà rang muối, gà nấu đông được chế biến ở rất nhiều nơi nhưng có một món lạ đến mức không thể tưởng tượng ra nó được chế biến như thế nào, chỉ có thể đến với mảnh đất Bình Định này để trực tiếp thưởng thức đó chính là món gà hấp cát.

Người dân nơi đây đã tạo ra sẵn những lò nấu bằng cách đúc những bi bê tông như bộng giếng, đặt bao bọc với những vòi nước nóng trên bãi cát hai bên lòng suối để giữ nước. Gà làm xong để sạch ráo nước sau đó tẩm ướp gia vị ở phía bên ngoài, gói kỹ vào giấy bạc ho vào túi nilon  rồi đem chôn hấp dưới cát trong lò nấu thời gian từ 1-2h rồi lấy ra thưởng thức.

Bánh dây!

đặc sản Bình Định

Bánh dây gắn liền với từ mộc mạc gắn liền với sự tần tảo của người dân ở chốn Bồng Sơn, Hoài Nhơn, Bình Định. Bánh dây mang một chút gì đó dân giã, được làm từ bột gạo cũ. Gạo cũ được vo nhẹ vài lần sau đó đem ngâm với tro, tro ngâm đó là tro củi. Gạo sau khi được ngâm với nước tro sẽ được đem xay thành bột và hấp chín.  Trong quá trình hấp, người dân phải khuấy đều để bột có thể chín đều mà không bị cháy khét.  Khi bột ráo nước, cắt thành từng miếng nhỏ sau đó cho vào khuôn để ép thành những sợi nhỏ nhỏ hơn sợi bún.

Những vỉ bánh này được hấp cách thủy có màu vàng ươm tự nhiên, những sợi bún này có thể tách ra nên người ta gọi là bánh dây.

Thưởng thức món bánh này kèm với cùng với dầu hẹ, đậu phộng giã nhỏ và không thể thiếu được đó chính là nước mắm pha chua ngọt.

Bún song thần!

đặc sản Bình Định

Có rất nhiều món ăn khác nhau được chế biến từ bún, gắn với mỗi tên gọi khác nhau có những món ăn khác nhau. Du khách có thể thưởng thức món bún cá, bún đậu, bún chả, bún riêu cua ở bất cứ địa chỉ nào .

Đến với mảnh đất Bình Định, du khách đừng quên bỏ qua món bún song thần nhé. Đây chính là một thương hiệu nổi tiếng và đáng tự hào của người dân nơi đây.

Theo như lời kể của người dân ở An Thái, bún song thần được chế biến từ bột gạo kèm theo một chút gì đó chính là đậu xanh có pha với một ít bột huỳnh tinh. Chế biến món bún này rấy cầu kỳ, đòi hỏi thời gian và sự tỉ mỉ, khéo léo.

Sauk hi chuẩn bị bột, bột sẽ được cho vào chiếc ống bằng đồng, dưới đáy có đục lỗ rồi bắt đầu ép vào nồi nước sôi bốc khói. Bột chảy qua những sợi nhỏ rồi tạo thành những sợi bún đẹp mắt. Khi sợi bún nổi lên có màu trong thì người dân nơi đây vớt ra và xếp lên vỉ phơi khô. Bún sẽ được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau tùy thuộc vào sự ưa thích của du khách, có thể là bún xào, bún canh cá rô hay bún lươn.

Gỏi cá chình!

đặc sản Bình Định

Có một món có thể làm đồ nhắm cho cánh mày râu rất trứ danh đó chính là gỏi cá chình.  Nơi đây chính là địa điểm thuận lợi với rất nhiều ao đầm để có thể cho cá chình phát triển.

Thịt cá chình có đặc điểm đó chính là thơm và ngọt, nức tiếng. Cá chình được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nhưng có lẽ lừng danh và khoái khẩu nhất đó chính là món gỏi cá chình.

Sau khi cá trình được mang về, nhúng cá chình với nước sôi để nạo hết lớp bùn nhớp trên cá, sau đó lấy dao bóc từng thớ thịt. Thịt chình bóc xong người ta đem ngâm vào nước phèn chua, tiếp theo đó chính là cho vào nước mắm ngon, đậu phộng rang giòn giã dập, chuối chat sát mỏng, gia vị, rau thơm  trộn đều lên để có thể thưởng thức.  Ăn kèm với gỏi là bánh tráng nướng Bình Định.

Gié bò!

đặc sản Bình Định

Gié bò là món ăn của người dân tộc Bana đang sinh sống trên địa phận của hai huyện đó là An Khê và Bình Thạnh.

Du khách sẽ rất ngạc nhiên và cũng chẳng thể hiểu nổi đó chính là gié bò là cái gì, là bộ phận nào trên cơ thể con bò.  Gié bò là món ăn chế biến từ ruột con bò, khi mổ bò, chọn khúc ruột ngon nhất còn tươi nguyên, bên trong ruột còn chất nhầy trong xanh đó chính là gié.

Sau đó xổ phần gié trong ruột ra, ruột để riêng. Ướp với muối, hạt tiêu, hành, tỏi băm nhỏ vào gié và ướp trong 10 phút để cho ngấm gia vị sau đó xào thơm gié lên.  Đặc biệt sử dụng nước dừa tươi vào nấu sôi khoảng 15 phút vớt hết bọt, để nguội để lấy nước trong.

Ruột non, gan bò cắt đoạn hoặc miếng vuông, ướp gia vị sau đó xào lên, phần huyết bò đem luộc chín rồi vớt ra.  Tất cả nguyên liệu được bỏ chung vào với nồi nước gié.  Người dân Bình Định đã sử dụng khéo léo gia vị của mình để có thể làm dịu bớt đi mùi hăng của gié đó là sự góp mặt của sả, gừng và lá giang.

Thưởng thức gié với bún, rau sống và bánh tráng mè nướng hòa quyện vào nhau còn gì ngon bằng.

Chỉ với 12 món ăn khác lạ một chút so với những nơi khác nhau đã làm nên màu sắc khác lạ của Bình Định.  Mỗi một món ăn lại mang một chút gì đó là lạ miệng. Chẳng thể nào quên được những hương vị, những cách ăn khác nhau. Ở mỗi địa chỉ khác nhau, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn khác nhau. Bình Định chưa hết những món ăn hấp dẫn đâu, hãy thưởng thức 12 món ăn đặc sản Bình Định này trước đã nhé.

5/5 - (2 votes)

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *