Trang chủ » Cẩm Nang Du Lịch » Du lịch Đà Nẵng » Đến Hội An nhất định phải ăn Cao Lầu
cao-lau

Đến Hội An nhất định phải ăn Cao Lầu

Cao Lầu phố cổ Hội An – Chắc hẳn ai đến với Đà Nẵng cũng muốn thưởng thức những món ăn ngon, ghé thăm những quán ăn với mang đậm hương sắc của người dân miền Trung. Nổi bật nhất với những món ăn nơi đây chính là màu sắc và hương vị. Đừng quên ghé thăm những con phố nhỏ, yên bình của Hội An, ngắm hình ảnh những chùm hoa đèn lồng rực sáng rồi thưởng ngoạn nhâm nhi những tách café và đừng quên bỏ qua những món ăn nơi đây, không ai có thể bỏ một trong số những món ăn này đó chính là cao lầu.

Cao Lầu phố cổ Hội An – Nguồn gốc ? Cách chế biến ? Quán ăn ngon?

Có lẽ nằm ở vị trí ven biển, là nơi gặp nhau của nhiều tuyến giao thong đường thủy đồng thời là vùng đất giao thương buôn bán trong nhiều thế kỉ do vậy Hội An có một nền văn hóa ẩm thực đa dạng. Cao lầu có vẻ giống mỳ nhưng lại không phải là mỳ.  Nguồn gốc, cội nguồn của món ăn này đến nay vẫn chưa thể xác định, có rất nhiều người cho rằng đây là món ăn có nguồn gốc từ người Hoa, nhưng một số lại nói rằng đó là nguồn gốc của mỳ udon Nhật Bản. Có thể thấy rằng, cao lầu có nét giống giống với mỳ của người Hoa, tô điểm một chút màu sắc của mỳ Nhật.

Cao Lầu phố cổ Hội An

Theo một truyền thuyết kể lại rằng, cao lầu xuất hiện ở Hội An từ thế khỉ XVII lúc mà cảng Hội An mới được khai thong và chúa nguyễn cho phép các thuyền buôn nước ngoài vào đây trao đổi hang hóa.  Dù người Nhật đã vào Hội An buôn bán nhưng chính người Hoa đã có thời gian bám trụ ở đây rất lâu.

Trong những ngày se se lạnh, đi bộ vòng quanh những con đường, ngõ hẻm của phố cổ sẽ khó có thể nhìn thấy những quán ăn cổ kính, những cô tiếp viên mặc áo dài trầm và ngước nhìn lên phía trên đó là chữ “ cao lầu” ngay ở cửa.

Cao lầu tự bao giờ đã được nhắc khéo như món ăn tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn của ẩm thực còn đọng lại những nét xưa cũ của phố cổ Hội An.

Hãy đi tìm hiểu sự giản dị của món cao lầu là gì nhé!!! Cao lầu như một hoa khôi mềm mại, dịu dàng níu giữ bước chân của những khách du lịch lạc vào thị xã Hội An. Cùng chiêm ngưỡng và khám phá những hình ảnh của món cao lầu này nhé.

Cao Lầu phố cổ Hội An – tên gọi cao lầu có gì đặc biệt?

Cao lầu có màu gì? Là những sợi mỳ được quyện một chút ánh nắng màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo và các món rau sống. Cao lầu có thể ăn khô và bát nước dùng kèm theo rất ít, có thể trộn vào để ăn cùng, tuy nhiên người chế biến nơi đây không trú trọng quá nhiều nước mà làm mất đi những vị của món cao lầu khi ăn khô.  Sợi mỳ của món ăn này được trộn với tro củi tram, được lấy từ mảnh đất  Cù Lao Chàm.
Cao Lầu phố cổ Hội An

Cao Lầu phố cổ Hội An – vậy cao lầu có giống bún hay giống phở?

Cao lầu là món ăn không phải bún cũng chẳng giống phở. Món ăn này được xem là món trộn, chỉ xuất hiện ở 3 địa điểm đó là Hội An, Đà Nẵng và Huế. Chắc chắn rồi, gắn liền với Hội An là những quán ăn được thắp đèn chiếu sáng bằng những chiếc đèn lồng, cao lầu xuất hiện ở Hội An ở những quán hai tầng, trên có treo đèn lồng xanh đỏ, thực khách ngồi ăn vừa được thưởng thức những món ăn đậm đà tinh tế, vừa được thưởng ngoạn những không khí cổ kính của một góc phố nơi đây.

Cái tên “ cao lầu” luôn là một dấu chấm hỏi to đùng đối với khách du lịch khi đặt chân đến Hội An hay Đà Nẵng, cái tên gọi cũng ám chỉ đó là một món ăn “ cao lương mĩ vị”, món ăn này từ thời xa xưa đã dành cho những người giàu có của Hội An , bởi tầng lớp này từ thời xa xưa chỉ ghé thăm những quán ăn sang trọng và có lầu , ngồi trên lầu chứ không ngồi ở chỗ khác.

Cao lầu cũng có chút gì đó giống mì Quảng Đà Nẵng bởi hai món ăn này đều được chế biến và trộn khô, chỉ dùng với 1 ít nước dùng. Nhưng món cao lầu được chế biến công phu hơn rất nhiều.  Để sợi mỳ được vàng và ngon, dùng loại tro nấu từ Cù Lao Chàm ngâm gạo thì mới tạo được độ giòn, độ dẻo khô đặc trưng. Nước xay gạo để làm nên những sợi mì phải là nước giếng Bá Lễ, trong suốt, không phèn, nước mát lạnh. Điểm thêm cho món ăn, lấy “ mỡ nó rán nó” đó chính là chế biến một ít da heo thái khô bày lên trên cùng.

Cao Lầu phố cổ Hội An – điểm qua một số nguyên liệu đặc biệt!!!

Nguyên liệu chính của món ăn này đó chính là gạo để làm nên những sợi mì. Kèm theo đó là nước xay gạo được lấy từ một giếng rất nổi tiếng, cùng với đó là dùng loại tro đặc biệt để nấu.

Nguyên liệu của món ăn này còn có sự góp phần của thịt nạc vai có chút mỡ cùng với đó là ngũ vị hương và chuẩn bị một đĩa rau sống. Phần nước dùng của cao lầu hơi đậm một chút để khi cao lầu trộn vào sẽ vừa ăn.
Cao Lầu phố cổ Hội An
Tìm hiểu kĩ mới thấy những món ăn của người dân Đà Thành, Đà Nẵng hay Hội An hay có sự góp mặt của những đĩa rau sống và dường như rau sống là nguyên liệu ăn đi kèm không thể thiếu được đối với bất kỳ món ăn nào.

Địa chỉ dẫn đường cho những dạ dày rỗng sau khi đi chơi về!!!

Rất dễ tìm ăn cao lầu ở Hội An từ bình dân đến sang trọng, nếu bạn chọn những địa chỉ bình dân thì sẽ hay bắt gặp những gánh hàng ở lề đường và có thể thưởng thức ngay tại chỗ, hay  ghé qua những quán ăn sang trọng trên đường Trần Phú, nổi tiếng nhất là quán Bà Bé  hay quán Trung Bắc, nghe danh có trên 100 tuổi rất ngon và được đánh giá là đúng chất.

Nếu có dịp ghé thăm Đà Nẵng, cũng đừng có bước chân vội vã quá để lướt qua mà không đứng lại để thưởng thức và khám phá, dù bất cứ nơi đâu có những món ăn, cảnh sắc làm ta có một chút gì đó là say đắm. Hãy cảm nhận mỗi giây phút của cuộc sống ở bất kì đâu để thấy rằng nó có sự khác biệt đến cỡ nào. Đất nước Việt Nam hình chữ S trải dài với những món ăn làm sao con người có thể thưởng thức hết được trong chốc lát, cần có chút ít thời gian và những bước chân muốn đi nữa chứ. Hội An nơi mà có chút gì đó trầm mặc, sâu lắng hay thêm chút gì đó lãng mạn, nhẹ nhàng đã níu giữ bao bước chân nơi đây, đừng bỏ lỡ những trải nghiệm cuộc sống và những món ăn, có thể chỉ được ăn một lần hay cũng có thể được ăn nhiều lần.

5/5 - (3 votes)

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *