Lễ cúng Thần rừng ở Hoàng Su Phì, mảnh đất Hoàng Su Phì du lịch hà giang có lẽ trở thành điểm đến nhanh chóng của rất nhiều du khách bởi nơi đây không chỉ có những điểm đến hấp dẫn, những màn ẩm thực quay cuồng mà nơi đây còn có những lễ hội đặc sắc và độc đáo.
Thiêng liêng với lễ cúng Thần rừng ở Hoàng Su Phì

Thần Rừng được coi như là một trong những vị thần có vai trò quan trọng đối với người dân nơi đây. Hoàng Su Phì, điểm đến của lễ cúng thiêng liêng Thần rừng ở Hoàng Su Phì.
Thông tin đầu tiên muốn mang đến cho du khách đó chính là thời gian diễn ra lễ cúng Thần rừng ở Hoàng Su Phì là khi nào?
Cứ đến tháng hai hoặc tháng ba âm lịch hàng năm, người Nùng nô nức tổ chức lễ cúng Thần rừng để tưởng nhớ người anh hùng của rừng núi nơi đây đó chính là thủ lĩnh Hoàng Vần Thùng.
Nếu như đến với mảnh đất Hoàng Su Phì này và được nghe những lời kể của bà con về vị Thần rừng đã giúp bà con chống giặc và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bà con nơi đây.
Lễ cúng Thần rừng không thể thực hiện một cách tùy tiện!
Để cúng Thần rừng, bà con nơi đây phải chuẩn bị những lễ vật trong khoảng thời gian diễn ra lễ cúng trước 1 ngày. Các hộ gia đình trong toàn xã cử một người nam giới mang theo đồ lễ đến khu rừng nơi diễn ra nghi thức lễ cúng.
Những lễ vật được tất cả các gia đình trong bản đóng góp tự nguyện và không có sự gò bó. Lễ cúng Thần rừng chỉ dành cho sự xuất hiện của những đấng nam nhi và không hề có sự xuất hiện của nữ.
Những vật phẩm nào chắc chắn phải xuất hiện trong lễ cúng Thần rừng của người Nùng?

Một con trâu, một con lợn, 4 chú gà trống, rượu và cơm xôi đỏ chắc chắn là lễ vật không thể thiếu để thực hiện lễ nghi cúng Thần rừng.
Ngoài ra không thể thiếu được đó chính là hương và tiền bạc được làm từ giấy thơm. Lễ vật được bày ở vị trí 4 đàn lễ. Sau khi thực hiện những nghi lễ xong những lễ vật được trực tiếp chế biến thành những món ăn khác nhau để bà con có thể thưởng thức hương vị của mình và không quên chia những phần nhỏ để bà con có thể mang về tế lễ và cúng thần nông ở khoảng sân nhà.
Lễ cúng Thần rừng của người Nùng ở Hoàng Su Phì thể hiện tấm lòng chân thành của bà con nơi đây đến với vị Thần đã mang lại cuộc sống tốt đẹp cho bà con nơi đây.