Trang chủ » Cẩm Nang Du Lịch » Du lịch Hội An » Du lịch Chùa Cầu – Hội An hơn cả một vẻ đẹp kiến trúc
Du lịch Chùa Cầu-Hội An

Du lịch Chùa Cầu – Hội An hơn cả một vẻ đẹp kiến trúc

Phố cổ Hội An cổ kính in bóng bên dòng sông Hoài thơ mộng cùng với những nét chấm phá của cây cỏ hoa lá và sắc đèn lồng rực rỡ đã khiến Hội An trở nên thơ mộng và là một điểm đến đầy mê hoặc đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Hội An có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh gắn bó với Hội An hàng trăm năm nay góp phần vào vẻ đẹp cổ kính trầm mặc ấy. Trong đó có di tích Chùa Cầu, là linh hồn và biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua.

Du lịch Chùa Cầu Hội An – Hơn cả một vẻ đẹp kiến trúc

Du lịch Chùa Cầu-Hội An

Chùa Cầu được xây dựng từ thế kỷ XVII, dài khoảng 18 mét, có mái che, nối liền đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú. Chùa Cầu còn có tên gọi khác như: Cầu Nhật Bản,  Lai Viễn Kiều… . Câu cầu như một biểu tượng của Hội An,được thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng. Chùa Cầu là một trong những di tích mang giá trị lớn cả về lịch sử và kiến trúc. Do ảnh hưởng của thiên tai địch hoạ, Chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt – Trung. Chùa Cầu là tài sản vô giá và để khẳng định điều đó hình ảnh Chùa Cầu đã được in trên tờ giấy bạc 20.000 vnđ.

Du lịch Chùa Cầu – Giá trị lịch sử:

Du lịch Chùa Cầu-Hội An

Theo truyền thuyết, xưa kia cuộc sống người dân nơi đây yên bình làm ăn buôn bán nhưng vào một ngày các trận động đất sóng thần sảy ra liên tiếp . Họ cho rằng ở ngoài đại dương có một loài thuỷ quái mà người Việt gọi là con Cù, người Nhật gọi là Mamazu, người Hoa gọi là Câu Long, đầu của nó ở Nhật Bản, đuôi của nó ở Ấn Độ và lưng của nó vắt qua khe ở Hội An mà cầu Nhật Bản bắc qua. Mỗi khi con thuỷ quái đó quẫy mình thì nước Nhật bị động đất và không được yên ổn. Để khống chế con Mamazu, người Nhật đã thờ các thần Khỉ và các Thần Chó trên hai đầu cầu để “yểm” con thủy quái đó. Người Minh Hương lập ngôi chùa nhỏ nằm sát cây cầu cổ để thờ Bắc Đế Chân Võ cũng với mục đích khống chế con Câu Long gây ra động đất. Vì thế, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất được nữa.

Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu. Năm 1719, Chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa là “bạn phương xa đến”. Theo niên đại được ghi ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817.

Du lịch Chùa Cầu – Giá trị kiến trúc:

du lịch chùa cầu

Cây cầu có kiến trúc khá đặc biệt là điều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mái chùa lợp ngói âm dương, trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là ”Lai Viễn Kiều”. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Phần gian chính giữa thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp. Tới đây khách du lịch không chỉ ngắm nhìn nét mộc mạc cổ kính của Hội An mà còn thấy vẻ đẹp lung linh của cây cầu khi màn đêm buông xuống.

Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Cùng với chức năng điều tiết giao thông, thuận tiện cho việc đi lại của người dân trong khu phố cổ, chùa Cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng có liên quan đến truyền thuyết về việc trấn yểm thủy quái, thủy tai. Chùa Cầu đã trải qua ít nhất sáu lần trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986. Tuy nhiên tới nay vẫn giữ được nét cổ kính nguyên thủy của nó góp phần vào vẻ đẹp và sự thu hút cho phố cổ Hội An.

 

5/5 - (1 vote)

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *