Trang chủ » Cẩm Nang Du Lịch » Du lịch Huế » Chùa Thiên Mụ – 108 nhịp chuông mang giá trị tâm linh trường tồn
chùa thiên mụ

Chùa Thiên Mụ – 108 nhịp chuông mang giá trị tâm linh trường tồn

Huế vốn là một kho tang cất giữ và qui tụ nhiều di tích lịch sử lâu đời, nhiều danh lam thắng cảnh tồn tại hàng nghìn năm và nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng mang giá trị tâm linh và lịch sử. Trong đó, với biệt danh “chùa nhà trời”- chùa Thiên Mụ là ngôi chùa nhuốm màu thời gian và góp phần điểm tô cho bức tranh thiên nhiên Huế càng thêm vẻ duyên dáng, thi vị.

Chùa Thiên Mụ – 108 nhịp chuông mang giá trị tâm linh trường tồn

chùa thiên mụ

Chùa Thiên Mụ (còn gọi là Linh Mụ) tọa lạc trên ngọn đồi thuộc xã Hà Khê, cách cố đô Huế khoảng 5 km về phía Tây. Trong sách Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An viết năm 1553, đã mô tả: “Chùa nằm phía Nam xã Hà Khê huyện Hương Trà, ở trên đồi núi, dưới giáp dòng sông, cảnh đẹp vượt hẳn ba nghìn thế giới, gần gang tấc với thiên trì. Khách tản bộ đăng lâm bỗng chốc phát lòng lành, tiêu tan tục lụy…”.

Tương truyền, năm Tân Sửu (1601), chúa Nguyễn Hoàng, nhân buổi dạo chơi phong thủy, thấy vùng đồng bằng xã Hà Khê, có một ngọn đồi cao nổi lên như hình rồng quay đầu nhìn lại, phía trước trông ra sông dài, phía sau có hồ lớn, cảnh trí rất đẹp, hỏi người dân địa phương, người ta cho biết: Ngọn đồi này linh lắm, xưa có bà lão mặc áo đỏ quần xanh, ngồi trên ngọn đồi nói rằng: “Rồi sau sẽ có vị chân Chúa đến đây sửa núi lập chùa để tụ linh khí, giữ bền long mạch”. Chúa Nguyễn Hoàng cho rằng đất này có khí thiêng mới lập chùa gọi tên là chùa Thiên Mụ.

chùa thiên mụ

Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực: Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trình kiến trúc: Bến thuyền đúc bê-tông có 24 bậc tam cấp lên xuống, cổng tam quan là bốn trụ biểu xây sát đường cái, từ cổng tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện. Hai bên đình Hương Nguyện có hai lầu bia hình tứ giác (dựng thời Thiệu Trị), lui về phía trong có hai lầu hình lục giác một lầu để bia và một lầu để chuông (dựng thời Nguyễn Phúc Chu).

Tháp Phước Duyên ở ngay cổng lớn, cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng.

chùa thiên mụ

Khu vực phía trong cửa Nghi Môn gồm các điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan âm, nhà Trai, nhà Khách, vườn hoa, phía sau cùng là vườn thông tĩnh mịch.

Trong chùa còn có nơi để chiếc xe ô tô nhãn hiệu Austin Westminster là di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức. Đây là chiếc xe cùng đoàn diễu hành và chở Hòa thượng Thích Quảng Đức ra nơi tự thiêu ngày 11/6/1963, phản đối chính quyền Diệm – Nhu.

Chùa Thiên Mụ hiện có hai quả chuông. Một quả chuông được đúc vào năm Canh Dần (1710) đặt trong một ngôi nhà bát giác phía bên phải tháp Phước Duyên (nhìn từ trong ra). Chuông cao 2,50m, đường kính miệng 1,40m, cân nặng 3.285 cân (tương đương 1.986 kg). Trên chuông có khắc bài minh của chúa Nguyễn Phúc Chu “chú nguyện mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an”. Tương truyền trong ngày rằm Phật đản, chú nguyện đúc chuông có hàng trăm quan viên Phật tử đến quy y, thọ giới đã phát tâm thả vào vạc đồng sôi rất nhiều vật quý giá. Ngày ngày 108 nhịp chuông vẫn ngân lên đều đặn, mỗi ngày hai lần, vào lúc 19 giờ 30 và 3 giờ 30 sáng. Mỗi lần đánh trong thời gian một tiếng đồng hồ (60 phút) bằng 108 tiếng chuông để xóa đi 108 nỗi phiền muộn trong thế gian.

chùa thiên mụ

Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là ngôi chùa đẹp nhất của xứ Huế. Chùa Thiên Mụ ngày nay vẫn huy hoàng, tráng lệ chính nhờ công lao trùng tu và xây dựng lại của Hòa thượng Thích Đôn Hậu. Những năm 1943 – 1945, Chùa Thiên Mụ lâm vào cảnh hoang tàn đổ nát, Hòa thượng Thích Đôn Hậu đứng ra nhận chức vị trụ trì. Bằng sự nỗ lực chưa từng có, Hòa thượng phát nguyện gây dựng lại ngôi chùa lịch sử trong suốt 30 năm. Đến mùa xuân năm 1968, Chùa Thiên Mụ đã trở lại phong quang tươi đẹp như xưa.

Đến với Thiên Mụ, khách du lịch không khỏi cảm kích trước vẻ đẹp thiên nhiên mà còn rung động bởi tiếng chuông chùa vang vọng cùng với khói hương ngào ngạt tỏa ra giữa thanh không vắng lặng tạo một sự thanh tịnh tĩnh tâm tới vô thường.

 

 

 

 

5/5 - (4 votes)

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *