Trang chủ » Cẩm Nang Du Lịch » Du lịch Huế » Du lịch Đại Nội Huế – Nơi lưu giữ nguyên vẹn giá trị lịch sử 13 đời vua
du lịch Huế

Du lịch Đại Nội Huế – Nơi lưu giữ nguyên vẹn giá trị lịch sử 13 đời vua

Xứ Huế thơ mộng nhưng lại lưu giữ trong mình vô vàn giá trị lịch sử và các công trình kiến trúc độc đáo như: chùa Thiên Mụ, lăng Khải Định, lăng Tự Đức, lăng Lăng Dục Đức,.. Trong đó, khu di tích Đại Nội Huế là công trình tinh xảo và có giá trị nhất mà du lịch Huế không thể bỏ qua.

Du lịch Đại Nội Huế – Nơi lưu giữ nguyên vẹn giá trị lịch sử 13 đời vua

Đại Nội Huế bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành có diện tích 500 ha. Đây là nơi sinh hoạt của 13 đời vua nhà Nguyễn và cũng là trung tâm hành chính, chính trị của triều nhà Nguyễn trong khoảng 140 năm, từ đời vua Gia Long đến vua Bảo Đại. Đại Nội Huế nằm trong quần thể di tích Cố Đô Huế được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1993.
Du lịch Đại Nội Huế

Ảnh: Jang Nguyen

Ðại Nội với kiến trúc nghệ thuật cung đình và vườn hào độc đáo được khởi công xây dựng vào khoảng hơn hai thế kỷ trước. Đây như một công trình biểu tượng cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền nhà Nguyễn, tất cả được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc.  Bao quanh là hệ thống thành quách lưu giữ tinh hoa kiến trúc của phương Đông và phương Tây. Trải qua hàng trăm năm trầm mặc và tôn nghiêm trên đất Huế Đại Nội Huế vẫn giữ nguyên giá trị kiến trúc và lịch sử.

Du lịch Đại Nội Huế – Tử Cấm Thành

Du lịch Đại Nội Huế

Là khu vực quan trọng và rộng lớn nhất. Trong khu vực này có gần 50 công trình kiến trúc, gồm một vòng tường thành bao quanh khu vực các cung điện như điện Cần Chánh (nơi vua tổ chức lễ Thường triều), điện Càn Thành (chỗ ở của vua), cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý Phi), lầu Kiến Trung (từng là nơi ở của vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương), nhà đọc sách và các công trình khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhà vua và gia đình như Thượng Thiện Đường (nơi phục vụ ăn uống), Duyệt Thị Đường (nhà hát hoàng cung)…

Du lịch Đại Nội Huế

Cung điện trong Tử Cấm Thành được xây theo lối trùng thiềm điệp ốc và được chống đỡ bằng 80 cột gỗ lim được sơn thếp và trang trí hình rồng vờn mây – một biểu tượng về sự gặp gỡ giữa hoàng đế và quần thần. Mái điện lợp ngói hoàng lưu ly. Giữa hai tầng mái trên là dải cổ diêm chạy quanh bốn mặt của tòa nhà. Dải cổ diêm được phân khoảng ra thành từng ô hộc để trang trí hình vẽ và thơ văn trên những tấm pháp lam (đồng tráng men nhiều màu) theo lối nhất thi nhất họa. Nơi đây được coi như “thâm cung bí sử” với rất nhiều câu chuyện ly kỳ đã từng xảy ra trong suốt bề dày lịch sử.

Du lịch Đại Nội Huế – Hoàng Thành

Được xây dựng năm 1804, nhưng đến năm 1833 đời vua Minh Mạng mới hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng 147 công trình.

Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600 mét, xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào: Cửa chính (phía Nam) là Ngọ Môn, phía Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa Bình. Các cầu và hồ được đào chung quanh phía ngoài thành đều có tên Kim Thủy.

Du lịch Đại Nội Huế

Hoàng Thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong được bố trí trên một trục đối xứng, trong đó trục chính giữa được bố trí các công trình chỉ dành cho vua. Các công trình ở hai bên được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc (tính từ trong ra): “tả nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ”. Ngay cả trong các miếu thờ cũng có sự sắp xếp theo thứ tự “tả chiêu hữu mục” (bên trái trước, bên phải sau, lần lượt theo thời gian)

Du lịch Đại Nội Huế

Ảnh: Cát Cao

Mặc dù có rất nhiều công trình lớn nhỏ được xây dựng trong khu vực Hoàng Thành, nhưng tất cả đều được đặt giữa thiên nhiên với các hồ lớn nhỏ, vườn hoa, cầu đá, các hòn đảo và các loại cây lưu niên tỏa bóng mát quanh năm, tạo nên một khung cảnh hài hòa, vừa nên thơ, vừa cổ kính.

Du lịch Đại Nội Huế

Ảnh: NGUYỄN THÀNH LUY

Đến nay, trải qua bao biến động và thời gian, hàng trăm công trình kiến trúc ở Đại Nội chỉ còn lại ít ỏi, chiếm không đầy một nửa con số ban đầu. Nhưng là tài sản vô giá của dân tộc, là thành quả lao động của hàng vạn người trong suốt một thời gian dài cho tới ngày nay trở thành một phần trong bề dày lịch sử nước nhà và cũng là nơi để dân tộc Việt Nam tìm hiểu rõ hơn các triều đại phong kiến đã trải qua.

Giá vé tham quan Đại Nội là 55.000 vnđ/1 người, nếu đi đoàn lớn thì có thể thuê người hướng dẫn và thuyết minh về lịch sử nhà Nguyễn với giá 100.000 vnđ/1 tour. Đại Nội khá lớn do vậy để đi được hết thì  khách du lịch nên thuê xe điện với giá 12.000 đ/xe 4 chỗ. 150.000đ/ xe 6 chỗ. Trong khi thăm Đại Nội cũng có thể dừng chân tại Nam Châu Hội Quán thưởng thức các món ăn hoàng cung thời xưa.

 

5/5 - (1 vote)

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *