Trang chủ » Cẩm Nang Du Lịch » Du Lịch Quảng Ninh » Lễ hội Yên Tử Quảng Ninh “Tinh Hoa Văn Hóa Tinh Thần Của Người Việt”

Lễ hội Yên Tử Quảng Ninh “Tinh Hoa Văn Hóa Tinh Thần Của Người Việt”

Lễ hội Yên Tử Quảng Ninh “Tinh Hoa Văn Hóa Tinh Thần Của Người Việt”

Hằng năm cứ mỗi dịp đầu xuân năm mới người người lại nô nức đi đền, chùa cầu mong sự may mắn, an lành cho cả năm và đây cũng là thời gian những lễ hội lớn diễn ra trên khắp dải đất hình chữ S như: lễ hội Chùa Hương, lễ hội Đền Hùng, hội Lim, lễ hội Núi Bà Đen,.. và đặc biệt một lễ hội khó lòng bỏ qua đó là lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh.

Ca dao có câu: “Trăm năm tích đức tu hành, chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu” đã nói lên phần nào sự linh thiêng, sùng bái của những người theo đạo Phật dành cho ngôi chùa này. Chùa Yên Tử là ngôi chùa hội tụ những tinh hoa văn hóa tinh thần của người Việt lại nằm ở đỉnh non thiêng quanh năm mây mù phủ trắng giữa cánh rừng xanh thẳm.

lễ hội yên tử
Lễ hội Yên Tử mang sắc màu rực rỡ mừng xuân mới

Lễ hội yên tử tổ chức vào thời gian nào ?

Cứ mỗi dịp xuân về, hàng ngàn người lại đổ về Yên Tử để tham dự lễ hội. Lễ hội Yên Tử kéo dài từ ngày mùng 10 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ hội, du khách thập phương hội tụ về đây, có người hành hương về cõi Phật để tìm sự thanh thản và an lạc trong tâm hồn, có người tìm đến để thể hiện đức tin, cầu tài cầu lộc, có người đến Yên Tử chỉ vì lòng ngưỡng mộ đối với ý chí thông tuệ và đức độ của các bậc cao nhân. Nhưng dù vì lý gì và bất kỳ ai đi chăng nữa thì Yên Tử vẫn là nơi để hướng tới những điều thiện và sự tốt lành hơn bất kỳ nơi đâu.

Yên Tử tọa ở nơi khí thiêng núi thẳm, khi con người đến đây được cảm nhận không khí mùa xuân tươi mới, thưởng ngoại cảnh chùa thanh tịnh giữa chốn bồng lai sẽ cảm nhận những giá trị nhân văn và tinh hoa dân tộc, thanh lọc tâm không vướng bụi trần.

lễ hội yên tử
Lễ hội Yên Tử – Khung cảnh bồng lai trên đỉnh núi Yên Tử

Lễ hội Yên Tử diễn ra với nhiều hoạt động chia thành hai phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ với các nghi thức như:

  • Lễ dâng hương cúng Phật
  • Bái Tổ Trúc Lâm
  • Lễ khai ấn “Dấu Thiêng Chùa Đồng”

Bên cạnh đó là phần hội với các hoạt động như: văn nghệ diễn xướng tái hiện sự tích lịch sử, văn hóa tâm linh, những huyền thoại về Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm tôn kính, múa Rồng Lân, võ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian,… tất cả tạo nên một không khí tưng bừng, nô nức trong dịp đầu xuân.

lễ hội yên tử
Lễ hội Yên Tử trong ngày khai hội

Trong dịp lễ hội, du khách thập phương không chỉ đi vãn cảnh non thiêng, cầu may mắn tài lộc mà còn là dịp thắp nén Tâm hương dâng lên lễ Phật, tri ân công Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, các Tổ Thiền Trúc Lâm, các bậc tiền bối hiền nhân suốt đời phụng đạo, vì nước, vì dân.

Tổng quan chùa Yên Tử Quảng Ninh

lễ hội yên tử
Chùa Yên Tử mang màu sắc rêu phong giữa rừng sâu núi thẳm / lễ hội yên tử

Chùa Yên Tử trước được gọi là Bạch Vân Sơn bởi quanh năm chìm trong mây trắng tọa trên một ngon núi có hình dáng như một con voi khổng lồ được gọi là núi Yên Tử hay núi Voi. Ngôi chùa là nơi tri ân công Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, các Tổ Thiền Trúc Lâm, các bậc tiền bối hiền nhân suốt đời phụng đạo, vì nước, vì dân.

Đây là chốn vua Trân Nhân Tông hóa Phật, khai sinh Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đạo Phật Việt Nam, một dòng Thiền có một không hai trên thế gian. Không chỉ vậy, quần thể Yên tử còn là di tích lịch sử, văn hóa tâm linh, kho tàng lịch sử và truyền thuyết kỳ bí lưu những di tích lịch sử văn hóa thời Lý, Trần và các dấu ấn lịch sử, văn hóa, văn minh qua các thời đại qua các hệ thống chùa, am, tháp, tượng điêu khắc, bia kí,…

Yên Tử là nơi hội tụ khí thiêng sông núi, nơi kết tập tâm linh tự bao đời, tạo nên vẻ đẹp huyền diệu thể hiện tâm hồn, tư tưởng, cốt cách văn hóa của người Việt Nam. Là chốn thanh tịnh khơi dậy sức sống tinh thần, những giá trị văn hóa tư tưởng giúp con người hướng thiện, hướng tới những giá trị nhân văn cao cả

Trên núi Yên Tử có một hệ thống các chùa, am giải khắp gồm: chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu và chùa Đồng.

Chùa Hoa Yên Yên Tử

lễ hội yên tử
Chùa Hoa Yên ở Yên Tử / lễ hội yên tử

Chùa Hoa Yên tọa lạc ở độ cao 535m so với mực nước biển. Đây là ngôi chùa to nhất nên còn được gọi là chùa Cả. Chùa vốn được khởi dựng từ thời nhà Lý, lấy tên là Phù Vân. Trên 700 năm trước, .  Trên 700 năm trước, chùa Hoa Yên chỉ là một thảo am rất nhỏ, là nơi để Phật hoàng Trần Nhân Tông giảng đạo. Trước đây chùa có tên là Vân Yên với ý nghĩa là chốn vân vũ mây mù bao phủ thanh tịnh quanh năm.

Ngôi chùa hiện nay được xây vào đời nhà Nguyễn với kiến trúc 5 gian hình chữ Đinh. Trong khuôn viên chùa, còn có nhiều di vật quý giá ghi dấu một thời đại hoàng kim đã qua như tượng Phật, bia đá, những viên gạch cổ, ngói mũi hài, bát hương đá, lầu hương bằng đồng cổ kính,… Đặc biệt còn có một cây đại thụ có tuổi đời hàng trăm năm uy nghi tọa lạc tỏa bóng một vùng. Chùa bao gồm nhà thờ tổ, hành lang tả hữu hai bên, trống, chuông chùa đều được mô phỏng kiến trúc đời Trần.

Nằm chính giữa trong lăng Quy Đức là tháp Huệ Quang, nơi an nghỉ của Điều Ngự giác hoàng Trúc lâm đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông. Gần chùa Hoa Yên có vườn tháp Huệ Quang với 97 ngọn tháp bằng gạch hoặc đắp đất kề nhau tạo thành một quần thể di tích cổ kính. Không gian chùa là nơi vừa linh thiêng với hương khói ngút ngàn lại thanh tịnh bởi bao bọc của cây rừng, núi đá, nếu có dịp đến Yên Tử thì không nên bỏ qua cơ hội ghé ngôi chùa này.

Chùa Một Mái Yên Tử

lễ hội yên tử
Chùa Một Mái cổ kính cheo leo bên vách núi / lễ hội yên tử

Từ chùa Hoa Yên, đi về phía Đông khoảng 200 mét, qua sân tháp sau chùa, tới hàng tùng rễ bám vào núi đá, du khách bắt gặp một ngôi chùa nhỏ chênh vênh trên vách núi. Đó là chùa Một Mái.

Tương truyền đây là nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông làm nơi thoát cõi trần để làm nơi đọc sách, soạn kinh. Ngôi chùa tuy nhỏ nhưng rất độc đáo bởi chùa là nơi duy nhất của Yên Tử ngày nay vẫn giữ nguyên hệ thống tượng thờ và đồ thờ trong chùa toàn bằng đá trắng có niên đại cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn.

Bát hương bằng đá trắng khắc chữ “Phật, Pháp, Tăng – tam bảo kim cương” (Phật, Pháp, Tăng – ba ngôi tôn quý) và câu thần chú Mật tông “Úm ma ni bát mê hồng” (Tâm Bồ-đề nở trong lòng người) khắc vào năm 1853. Một số bia đá ghi lại hành trạng của các Thiền sư tu ở chùa Bồ Đà, ghi danh Phật tử hảo tâm công đức trùng tu chùa. Trong chùa có những giọt nước ngầm trong vắt chảy ra được ví như là dòng sữa mẹ. Từ xưa đến nay, ngôi chùa trải qua nhiều lần trùng tu. Tháng 10 năm 2014, nền chùa được mở rộng, mái, tường đẹp đẽ như ngày nay.

Trong chùa Một Mái có mạch nước ngầm theo vách đá chảy xuống hốc nhỏ. Nguồn nước ở đây được ví von như dòng sữa mẹ không bao giờ cạn, nhiều người hứng đợi từng giọt nước ở đây để đem về uống cho cả năm được mát mẻ, khỏe mạnh.

Chùa Đồng Yên Tử

lễ hội yên tử
Chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử / lễ hội yên tử

Là ngôi chùa du khách thập phương muốn tới phải vượt qua 6.000 m đường rừng núi, hàng chục nghìn bậc đá trơn trượt mới có thể lên đến đỉnh Yên Tử để chạm tay vào chùa Đồng. Chùa Đồng hay còn gọi là Thiên Trúc Tự được khởi dựng từ thời Hậu Lê, là một ngôi chùa nhỏ làm bằng đồng nguyên chất nặng hơn 70 tấn. Tọa trên đỉnh núi non thiêng quanh năm mây mù bao phủ, ngôi chùa có hình dáng như một đài sen, là nơi tôn thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.

lễ hội yên tử
Lễ hội Yên Tử ai cũng cố gắng chạm tay vào Khánh đồng tại đỉnh Yên Tử

Chinh phục được Yên Tử rất nhiều người dùng tiền để thoa lên đại hồng chuông và khánh đồng tại chân tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông với niềm tin sẽ đem lại nhiều điều phước lành, tài lộc cho cả năm. Tuy nhiên, việc chinh phục được chùa Đồng lại không hề dễ dàng bởi phải vượt qua chặng đường núi dài với những bậc đá trơn trượt nhưng khi chinh phục được tới đỉnh sẽ cảm nhận được sự choáng ngợp, kỳ vĩ của thiên nhiên, sự linh thiêng, tinh khiết của chốn Phật này.

Chùa Bảo Sái Yên Tử

Chùa Bảo Sái Yên Tử gắn với câu chuyện dân gian khi xưa, cứ mỗi lần sư chùa tụng kinh, gõ mõ là hổ lại đến bên gốc dổi nghe kinh kệ. Ngày tháng qua đi, hổ và nhà sư luôn sống gần nhau. Bỗng một ngày kia, sư chùa lâm bệnh rồi viên tịch. Vắng bóng nhà sư, không còn tiếng tụng kinh, gõ mõ, hổ đau đớn, thét gầm vang núi, ôm chặt thân cây dổi cào xé. Sau ngày đó, hổ biệt tăm. Để ghi lại sự tích này, đời sau đã tạc tượng hổ bên giếng thiêng và khắc vào vách đá 4 chữ “Hổ bao niết linh”, tức “dấu vết ôm cây của hổ thiêng”. Những thân cây dổi cổ thụ với những vết cào xé, được cho là dấu vết của móng vuốt hổ ôm cây khi đó, bên cạnh là một bàn chân đá và rùa đá do thiên tạo. Cả không gian chùa là nơi cổ kính, một không gian linh thiên huyền bí trong mây núi Yên Tử.

Chùa Vân Tiêu Yên Tử

lễ hội yên tử
Chùa Vân Tiêu / lễ hội yên tử

Chùa Vân Tiêu tọa lạc ở phía tây dãy núi Yên Tử lúc ẩn, lúc hiện trong những tầng mây. Xưa kia Chùa chỉ là am thất nhỏ, gọi tên là am Tử Tiêu. Sau khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông hiển phật, đệ nhị tổ Pháp Loa đã cho xây dựng nơi đây thành chùa lớn. Trước cửa Chùa Vân Tiêu có vườn tháp “Vọng Tiên Cung” gồm 6 ngọn tháp xây bằng đá và gạch.

Ngọn tháp chính giữa cao 9 tầng gọi là cửu trùng đài, xây vào thời Nguyễn, được xây bằng đá núi, hình lăng trụ bát giác, tám mặt tháp tượng trưng cho bát chính đạo. Vườn tháp “Vọng Tiên Cung” giống như Hòn ngọc quý cùng hai cây Tùng tươi tốt cành lá sum xuê đứng ở hai bên nổi bật trên nên xanh biếc của núi rừng Yên Tử. 5 ngôi tháp còn lại là tháp mộ của các thiền sư đức cao, đạo trọng, tu hành ở Vân Tiêu và viên tịch ở đây.

Hệ thống cáp treo Yên Tử khi đi lễ hội 

lễ hội yên tử
Hệ thống cáp treo phục vụ cho dịp lễ hội Yên Tử hoạt động từ 5:00 – 20:00

Hệ thống cáp treo Yên Tử phục vụ lễ hội được xây dựng từ năm 2001 tới nay có 3 nhà ga gồm:

  • Giải Oan
  • Hoa Yên
  • An Kỳ Sinh

Dù cáp treo ảnh hưởng đến cảnh quan của Yên Tử tuy nhiên không thể phủ nhận được vai trò của cáp treo dành cho các du khách không có điều kiện về sức khỏe và thời gian có thể tham quan vãn cảnh chùa được thuận tiện hơn.

Tuyến cáp treo Hoàng Long đi từ thung lũng Giải Oan nơi chân núi Yên Tử lên điểm phía Tây chùa Hoa Yên. Tuyến Bạch Long đi từ điểm phía Đông chùa Một Mái đến gần khu tượng An Kỳ Sinh. Cách mà nhiều người đi nhất là leo bộ lên chùa Đồng rồi mua cáp treo 1 chiều xuống. Giá vé cáp treo Yên Tử phục vụ lễ hội như sau:

  • Tuyến 1 (Giải Oan – Hoa Yên): Một chiều 120.000 đồng/ người – Khứ hồi 200.000 đồng/ người
  • Tuyến 2 (Một Mái – An Kỳ Sinh): Một chiều 120.000 đồng/ người – Khứ hồi 200.000 đồng/ người

Cả 2 tuyến: Một chiều 120.000 đồng/ tuyến/ người – Khứ hồi: 280.000/ người

Lưu ý: Miễn phí giá vé cáp treo Yên cho trẻ em dưới 6 tuổi (cao dưới 1m2), người già trên 70 tuổi (mang theo giấy tờ tùy thân), tăng ni, thương binh (xuất trình thẻ).

  • Thời gian lễ hội cáp treo Yên Tử treo hoạt động từ: 5:00 – 20:00
  • Thời gian ngoài lễ hội cáp treo Yên Tử hoạt động từ: 7:00 – 18:00

Thường dịp lễ hội sẽ đông nên lưu ý khi mua vé và lên cáp treo Yên Tử sẽ phải xếp hàng khá lâu .

Lịch trình đi lễ hội Yên Tử 1 ngày

Đi lễ hội Yên Tử 1 ngày gồm: Thiền viện – cầu Giải Oan – chùa Giải Oan – chùa Hoa Yên – chùa Một Mái – chùa Bảo Sái – An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng – chùa Đồng – An Kỳ Sinh – chùa Bảo Sái (xuống cáp treo) – chùa Hoa Yên – chùa Giải Oan – xuống lại bãi gửi xe.

Cách đi lễ hội Yên Tử 

Bạn có thể đi du lịch Yên Tử bằng xe máy, ô tô (riêng) và cả xe buýt.

Di chuyển bằng xe khách: bắt xe đi Hạ Long, Quảng Ninh ở bến xe Mỹ Đình với giá 120k/vé quãng đường hơn 120km. Xe chạy qua đền Trình, bạn xuống đó bắt bus, taxi hoặc xe ôm vào Yên Tử. Giá vé buýt 16 chỗ từ đền Trình vào Yên Tử: 20.000 đồng/ lượt. Giá vé xe điện từ bãi đỗ xe vào chân núi: 10.000 đồng/ lượt

Với các bạn từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh đi Yên Tử bằng xe máy thuận tiện nhất.

  • Từ hướng Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định: bạn chỉ cần đi tới Uông Bí (đoạn ngã ba giao quốc lộ 10 và quốc lộ 8 rồi rẽ trái là tới đền Trình, sau đó rẽ trái 10 km sẽ tới Yên Tử).
  • Từ hướng Hà Nội: bạn đi Bắc Ninh tới quốc lộ 18, chạy thẳng sẽ tới đền Trình. Từ đây rẽ trái 10 km sẽ tới Yên Tử.

Bạn có thể đi Yên Tử từ Hà Nội trong ngày, nên xuất phát từ 5:00 sáng và lên Yên Tử bằng cáp treo, hoặc bạn có thể đi bộ lên và đi cáp treo xuống hoặc ngược lại.

Đối với những ai có thời gian đi lễ hội Yên Tử 2 ngày thì hoàn toàn có thể tự leo lên chùa Đồng mà không phải sử dụng cáp treo. Ở tại Yên Tử bạn có thể sử dụng những dịch vụ sau:

  • Phòng ngủ riêng: từ 150.000 đến 500.000 đồng/ phòng.
  • Phòng ngủ tập thể: từ 100.000 đến 180.000 đồng/ giường
  • Dịch vụ nhà hàng: từ 40.000 đến 80.000 đồng/ suất ăn (có cả ăn chay và ăn thường).

Lưu ý khi đi lễ hội Yên Tử

  • Tiền, các vật dụng giá trị: Bạn mang theo số tiền đủ dùng, cất giữ cẩn thận để tránh bị kẻ gian móc túi những ngày đông.
  • Giày: Bạn hãy đem theo đôi giày thể thao (có thể là bata) hoặc giày leo núi vì đường đi phải leo nhiều bậc thang đá.
  • Ba lô: Tùy theo số lượng ngày đi, nếu 1-2 ngày đem theo 1 bộ đồ đủ dùng, 1 áo phao, nước uống, đồ ăn nhẹ như xôi, bánh mì, giò, sữa,… và đồ dùng cá nhân gọn nhẹ.
  • Gậy: Nếu bạn đi bộ nên mua một chiếc gậy tre dưới chân núi giá 5.000 đồng để tiết kiệm sức và an toàn khi di chuyển.

Đi lễ hội Yên Tử hoặc các chùa chiền bạn nên mặc đồ kín đáo lịch sự, không nên cười nói lớn, giữ vệ sinh nơi công cộng khi vãn cảnh chùa.

Trên đây là thông tin về lễ hội yên tử mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn, nếu bạn đọc thấy hay thì hãy chia sẻ với bạn bè người thân của mình cùng biết để có một hành trình du lịch tâm linh tử đầu năm mới mang lại may mắn nhé!

 

Đánh giá 5 Sao giúp Mình có thêm động lực Chia sẻ bài mới nhé

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *