Đại hoàng cung Grand Palace – Grand Palace tại Bangkok
Đất nước được mệnh danh là Chùa Vàng, bạn hãy đến với mảnh đất Thái Lan để khám phá hết vẻ đẹp độc đáo về kiến trúc của Hoàng Cung Thái Lan. Để tìm hiểu hết sự độc đáo của đất nước này. Du khách đến du lịch đất nước Chùa Vàng, bạn sẽ bất ngờ trước những vẻ đẹp độc đáo của những công trình kiến trúc bậc nhất khó có nơi nào sánh bằng. Đến du lịch Thái Lan, ghé thăm tại đây Grand Palace sẽ đem đến cho du khách nhiều điều thú vị nhất.
Đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất ở đất nước Thái Lan bởi sự hấp dẫn riêng độc đáo của Cung điện hoàng gia. Hoàng Cung Thái Lan được xây dựng từ năm 1772, rộng khoảng 2 km2, nằm ở thủ đô Bangkok Thái Lan. Đây được xem là công trình văn hóa được kết hợp của tinh văn hóa văn hóa, đồng thời cũng là niềm tự hào của đất nước này.
Hoàng Cung được coi là một quần thể kiến trúc hành tráng được hợp thành từ 3 khu vực chính như Hoàng Cung, các ngôi chùa và Văn phòng Hoàng gia. Chính những khu vực này kết hợp với nhau tạo nên một công trình lấp lánh nhiều màu sắc rất rực rỡ và diệu kỳ. Hơn nữa trên tháp chùa còn được dát vàng 24 cara, lấp lánh vô cùng đẹp. Đến với Đại Hoàng cung du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tinh hoa văn hóa kiến trúc của đất nước Thái Lan.
Hoàng Cung là nơi ở và làm việc của Hoang Gia Thái Lan cho đến thời vua Rama 5. Từ năm 1946, vua Rama 9 chuyển về cung điện Chitralada gần đó. Tuy nhiên Đại Hoang Cung vẫn là nơi diễn ra các sự kiện của Hoàng gia như tổ chức các yến tiệc quốc gia, lễ đăng quang hay các nghi thức hoàng gia hàng năm.
Khách du lịch đến với Grand Palace được chiêm ngưỡng tinh hoa văn hóa, kiến trúc Thái Lan và hơn thế được đắm mình trong một thế giới tâm linh ảo diệu, thanh bình. Ngay không gian đầu tiên được thăm quan, du khách sẽ được lắng mình cầu nguyện trước tượng Phật Bà – người đã mang đạo Phật đến đất nước Thái Lan và tượng các hóa thân của RaMa đặt trước các cửa điện thờ.
Ngôi Tháp lớn nhất của quần thể kiến trúc nơi đây được gọi là Phra Sri Rattana. Tháp như một biệt thự cao tầng hình ngọn núi được bao bọc bởi hàng triệu lá vàng dát mỏng chuyển về từ Italia. Tháp này dùng để quàn ướp thi hài các nhà vua vừa qua đời. Bảo vệ quanh tháp là tượng những chú voi linh thiêng của đất nước Thái Lan.
Một tòa tháp hùng vĩ khác nằm cạnh tháp Phra Sri Rattana là tòa Thư viện Phra Mondop dùng để bảo quản toàn bộ Kinh Phật Thái Lan và những bộ kinh tiêu biểu trên thế giới. Có nhiều kinh điển đã có tuổi đời hàng ngàn năm vẫn được bảo quản hoàn hảo ở đây. Bên ngoài cửa là các vị thần biểu tượng bảo vệ cho kinh sách được lưu truyền muôn đời.
Kiến trúc chùa, tháp của khu cung điện Hoàng Gia này không chỉ làm du khách kinh ngạc về quy mô đồ sộ mà còn khiến người ta trầm trồ bởi độ tinh xảo, cầu kì tới từng chi tiết nhỏ, tưởng chừng sức người không thể tạo nên nổi sự tinh diệu mà nơi đây đã có. Kiến trúc cuối cùng của lịch trình thăm quan khu cung điện này là Nhà khách Hoàng Gia, nơi đây đến tận ngày nay vẫn là nơi diễn ra các cuộc tiếp đón nguyên thủ Quốc gia của Thái Lan.
Nếu được một lần đến với Grand Palace, * lắng mình ngắm những công trình kiến trúc và cùng người dân Thái cúi mình cầu nguyện ở chốn thiêng liêng này chắc hẳn bạn sẽ hài lòng khi hiểu được thêm rất nhiều về con người và đất nước xứ sở Chùa Vàng.
Hoàng Cung Thái Lan là điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới. Nhưng cũng được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt. Ngay ở cổng chính là vọng gác lớn với một đơn vị lính Hoàng gia đông đảo, tinh nhuệ, được huấn luyện công phu, ngày đêm tuần tiễu, canh giữ. Khách trong nước và nước ngoài đến tham quan đều phải mua vé. Người Thái Lan làm nghề hướng dẫn phải mua một loại thẻ riêng. Vào Hoàng Cung không được hút thuốc lá, ăn mặc chỉnh tề, đeo dép quai hậu hoặc giầy, không được đi dép lê.
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Cánh Diều
Web site: www.kitetravel.vn
VPDD: Số 31, Ngõ 159, Pháo Đài Láng, TP Hà Nội
01668712937- (đi Nước ngoài)
01689998081- (đi Trong nước)
01684036470- (đi Thái Lan – liên hệ qua viber hoặc zalo)
Hoặc gửi email về địa chỉ info@dulichcanhdieu.com.vn
http://vietnamtravel.toidi.net/nen-chu-y-khi-di-tham-quan-hoang-cung-thai-lan.html